Nhưng trẫm nói cho nàng hay, trẫm là hoàng đế Vạn Triệu của Đại Sở,
không vứt bỏ những thứ ấy, trẫm vẫn có thể được lưu danh sử sách, triều
đình Vạn Triệu vẫn hùng mạnh đời đời như thường.
XXX
Thật ra nếu Úy Trì Chính ở đó, hắn sẽ nói Tạ Lâm phạm phải tội khi
quân.
Bất kể Minh Trọng Mưu có cẩn thận nhìn bức tranh đó tỉ mỉ đến đâu,
nhưng trong căn mật thất ở Lô Dương các, vốn dĩ đèn đuốc lờ mờ, Minh
Trọng Mưu không thể đứng ngây dại ở đó mãi được, vì thế hắn không hề
phát hiện ra bên dưới lớp mực đen trên bức tranh, thật ra có một bí mật.
Úy Trì Chính từng treo bức tranh đó đường đường chính chính ở thư
phòng, vì đó là bức tranh Tạ Lâm tặng rất quang minh chính đại, không thể
so với Minh Trọng Mưu lén lút lấy trộm được.
Úy Trì Chính phát hiện ra, bên dưới lớp lớp mực đen, từ nét vẽ, có thể
thấy còn có một bức tranh nữa ẩn giấu dưới những khoảng hở của lớp mực.
Nhưng Úy Trì Chính lại không nhìn ra được bức tranh đó vẽ gì.
Dưới bức tranh bị vẩy đầy mực đen, giấu một người, đó là một thiếu
niên, phong thái tuấn lãng, mặt tựa như ngọc, người đó có đôi mặt sáng
ngời, lấp lánh như những vì sao phía chân trời, gió nhẹ thổi phất phơ, tà áo
khẽ lay động. Toàn thân người đó mặc cẩm bào thêu hình mãng xà, đầu đội
mũ rồng vàng gắn ngọc.
(Với quan niệm hoàng đế là bậc anh minh, thay trời trị dân, nên trang
trí hình rồng chỉ được thể hiện trên trang phục vua và thái tử. Tuy nhiên
nếu trên long bào, hình rồng chân năm móng được thể hiện dưới các kiểu
thức phi long (rồng bay) hay hồi long hướng nhật (rồng quay đầu về phía
mặt trời) có kích thước cân đối, mặt rộng uy nghi thì hình rồng trên long