http://www.ebook.edu.vn
8
ĐẠO SỐNG VÀ ĐẠO ĂN
Ăn uống như là một dạo sống
Như ai cũng biết, câu nói "có thực mới vực được đạo" không chỉ là một câu
nói vui đùa; y hệt như câu thơ "Ông nghè ông khóa cũng nằm co" không chỉ mang
tích chất trào phúng, tự ngạo mình của giới nho mạt. Chúng phản ánh lối suy tư rất
ư thực tiễn của dân Việt: "Dĩ thực vi tiên." Không những vậy, ăn uống đã biến
thành cái đạo sống, đạo cư xử, hay nói rõ hơn, đạo làm người Việt. Người Việt lấy
"miếng trầu làm đầu câu truyện." Họ nhận ra trong ăn uống tính chất linh thiêng
(sacred): "Trời đánh còn tránh miếng ăn." Họ coi việc mời ăn, mời uống, tặng qùa
cáp (thực phẩm) như là thước đo lòng người: "có đi có lại mới toại lòng nhau." Dĩ
nhiên, đó cũng là một lẽ tất yếu trong cuộc giao tiếp: "hòn đất ném đi hòn chì ném
lại." Và họ diễn tả cái đạo làm người, lòng tôn kính tổ tiên qua "đạo ăn": "Ăn qủa
nhớ kẻ trồng cây," hay qua "đạo uống": "uống nước nhớ nguồn." Thế nên, họ chán
ghét những kẻ "ăn cháo đá bát," "qua cầu rút ván," hay "vắt chanh bỏ vỏ." Họ chê
bai bọn "ăn quỵt," "ăn bẩn," "ăn bớt, ăn xén." Họ không thích những kẻ "ăn bậy, ăn
bạ," hay "ăn trên ngồi chốc." Họ khinh bỉ "bọn" "ăn không ngồi rồi," "mồm lê
mách lẻo," "ăn chực, ăn rình." Nói cách chung, chỉ có bọn tiểu nhân không xứng
đáng cái danh hiệu trai Việt gái Nam, mới có cái lối "ăn bậy uống bạ," "ăn ở vô
phép vô tắc," "ăn gian nói dối," "ăn bám," "ăn nợ" như vậy. Vậy nên, ta có thể nói,
những câu nói tương tự phản ánh được bản chất của người Việt. Và qua chính
những câu nói như vậy, ta có thể thấy được cách sống, tầm quan trọng cũng như
đạo lý sống của họ. Một đạo lý mà theo người Việt, ngay cả ông Trời cũng công
nhận và tuân thủ: "Trời đánh còn tránh bữa ăn".
Trong giới nho gia, Nguyễn Khuyến không phải là thi sĩ duy nhất bị ăn uống
"ám nhập." Giới văn, thi sĩ như Tản Ðà, Trần Tế Xương, rồi Vũ Trọng Phụng,
Thạch Lam, và gần đây hơn, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng... đều bị ăn uống "ám ảnh" cả.
Thế nhưng, ai dám cáo tội họ là bọn phàm phu tục tử. Thật ra, họ chẳng phàm
chẳng tục. Ðúng hơn, họ can đảm viết ra những ý nghĩ trung thực của người Việt:
"có thực mới vực được đạo" và "dĩ thực vi tiên".
Ăn uống và phép tắc xã hội
Con người Việt, cách chung, đều suy tư chung quanh lối ăn uống. Xác định
nền văn hóa cao thấp, họ nhìn cách thế ăn uống. "Ăn lông ở lỗ" chỉ nền văn hóa thô
sơ, trong khi "ăn sang," "ăn chơi"... chỉ một nền văn hóa hưởng thụ. Ðể định địa vị,
người ta đặt mâm, đặt đũa, đặt bát, xem món ăn, đo thức uống: "mâm phải cao, đĩa
phải đầy." Vinh dự, vinh quang, vinh hiển cũng gắn liền với nơi ăn chỗ uống "một
miếng giữa làng bằng xàng xó bếp," và món ăn "sơn hào hải vị" cũng như cách thế
ăn "yến tiệc linh đình." Ðể nói lên tầm quan trọng xã hội, họ chỉ định món ăn, thức
uống: thủ lợn cho người quyền cao chức vọng, cho bậc tiên chỉ; trong khi đuôi,
chân, hay những phần không ngon cho giới lê dân. Sơn hào hải vị, yến xào là