GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 13

http://www.ebook.edu.vn

9

những món chỉ có những bậc quan to chức lớn mới được vua thưởng, trong khi thứ
dân thì "vui" với hũ tương bầm, nồi gạo hẩm, niêu cá rô kho, đĩa rau muống luộc.
Mà đúng như vậy, mâm cao là biểu hiệu của quyền cao chức trọng. Chiếu hoa giữa
đình nói lên địa vị bậc trưởng thượng. Bát hoa, đũa ngà, cốc pha lê, mâm son thếp
vàng tự chúng đã làm nở mày nở mặt người xử dụng. Về đồ uống cũng thế. Rượu
ngon chỉ dành cho những người qúy trọng, cho bạn hiền, vân vân. Những chén
rượu cầu kỳ gốc tự Tầu, tự Tây đã từng là báu vật mà người dân đen chỉ mong
được ngắm, chứ đừng nói đến được sờ vào. Ðối với bọn dân "ngu cu đen" thì một
bát rượu nhạt, một cốc rượu "quốc lủi" bên vệ đường hay trong xó bếp cũng đã gọi
là qúy. Nhưng đối với họ, chưa chắc ly rượu sâm banh có ý nghĩa hơn là bát rượu
đế, vì không có Bá Nha thì làm sao Tử Kỳ có thể nhâm nhi nhắm rượu một mình
được: rượu ngon phải có bạn hiền mới thật là ngon.

Ðể được chấp nhận, công nhận, ta cần phải khao, phải đãi, phải vọng. Ðình

đám, tiệc tùng thực ra là những bữa khao, bữa vọng, bữa đãi, bữa hoan (nghênh),
bữa tống (biệt), bữa từ (khỏi tai nạn), bữa sầu (khổ), vân vân. Danh chính ngôn
thuận luôn đi đôi với khao với đãi: khao làng, khao xóm, đãi quan, đãi họ hàng, đãi
bạn bè, và đãi cả những người giúp việc. Cưới hỏi phải khao phải đãi là lẽ tất
nhiên. Nhưng, đậu đạt, làm ăn phát đạt, thậm chí mua nhà tậu đất, sinh con đẻ cái,
nhất nhất ta cũng phải khao đãi hàng xóm láng diềng. Khao đãi đã thành một cái
luật bất thành văn mà "phép vua cũng phải thua lệ làng." Nhưng khao đãi không chỉ
là một tục lệ thông thường. Và nơi khao đãi không được tùy tiện. Khao đãi phản
ánh cái thú vui, cái lối diễn tả tâm tình, cái lối giao tiếp, cái đạo sống, cái địa vị của
người đãi, người được đãi, cũng như tầm quan trọng của bữa ăn. Khao vọng chỉ
dành cho những vị cao tuổi, hoặc có địa vị. Tiệc chỉ tầm quan trọng; mà tiệc tùng
không chỉ quan trọng mà còn long trọng. Tiệc ở đình mang một tầm quan trọng đặc
biệt, trong khi tiệc ở căn giữa nhà dĩ nhiên là qúy trọng hơn bữa cơm trong nhà bếp.
Nói cho cùng, ăn uống luôn có lý do phản ánh tầm quan trọng xã hội của người mời
cũng như người dự. Hoan nghênh, ta ăn. Tiễn đưa, ta uống. Vui thì "nhậu nhoẹt."
Buồn thì "nhâm nhi". Gặp tri kỷ, ta "chén tạc chén thù." Thất bại, ta cùng nhau
"rượu vơi sầu khổ." Lẽ dĩ nhiên, ta cũng thấy những bữa tiệc tương tự, với những lý
do tương tự trong các nền văn hóa khác. Nhưng có lẽ hơn họ, người Việt chúng ta
chủ trương, đã ăn thì phải ăn cho đã, đã uống thì phải uống cho say. "Nhậu chết
bỏ," "say chết luôn," là những câu nói thường thấy trên môi trên miệng người Việt.
Vay tiền để ăn, mượn tiền để uống không phải chỉ là kiểu sống của người Nam bộ
dễ dãi, mà là cách sống chung của người Việt. Bởi lẽ, say túy lúy, no kềnh bụng nói
lên cái tình quyến luyến của họ: "rượu say phải có bạn nồng." Cái tâm tình này
dành cả cho những người qúa cố. Ma chay thì phải có đám, mà giỗ thì phải là lễ.
Ðám thì có ăn, có uống, và giỗ thì còn long trọng hơn. Người Việt ta trở về để giỗ
chứ không phải để mừng sinh nhật. Càng thân thiết thì càng không thể quên ngày
giỗ: "Ai ơi ngày giỗ nhớ về." Thành thử lễ giỗ thường long trọng và quan trọng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.