GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 14

http://www.ebook.edu.vn

10

hơn. Phần dành cho người qúa cố không chỉ y hệt dành cho kẻ còn lại, mà nhiều
khi lại có phần hơn. Ở cái thế giới bên kia, họ cũng cần ăn, cần uống, và cần cả tiền
bạc để mua đồ ăn thức uống nữa. Nói tóm lại ngày giỗ mang một ý nghĩa quan
trọng, và đám giỗ nói lên tầm quan trọng này. Ăn uống biểu tả tình thân mật thiết,
là một sự "thông công" mà cả người sống lẫn kẻ đã qua đời đều phải tham dự. Nói
cách chung, vui ta ăn, buồn ta cũng ăn. Gặp may ta ăn, gặp tai nạn, đau khổ ta cũng
nhậu để "xả sui," để bớt sầu. Ta có mọi cớ để ăn.

Về cách ăn, món ăn, người giầu thì phừa phứa, mâm cao đĩa đầy; còn người

nghèo thì vài món thanh đạm, một cút rượu quốc lủi, một gói lạc rang, dăm chiếc
bánh đa cũng gọi tạm đủ. Nhưng dù cho nghèo "rớt mùng tơi," ngày giỗ, ngày lễ
cũng không thể để bếp tro lạnh lẽo. Lòng thành được biết qua những món ăn.
Không có một quy định rõ ràng phải bao nhiêu món, nhưng ai cũng biết là, càng
sang càng trọng càng nhiều, càng yêu càng qúy càng đắt. Thế nên nhìn vào mâm
cỗ, ta biết được mối quan hệ của người dự tiệc, tình thân nồng thắm vôi trầu hay
nhạt như nước ốc giữa chủ và khách, tầm quan trọng của bữa tiệc, vân vân. Tương
tự, nhìn vào món ăn, ta cũng dễ dàng nhận ra được sự tương quan giữa chủ và
khách. Nói tóm lại, ta có thể biết được tâm tình, mối tương quan, địa vị, tầm quan
trọng, mối liên hệ của người ăn qua chính những bữa ăn, món ăn, chỗ ăn: chức nào
phần nấy; phẩm nào món nấy; trật nào chỗ nấy và tước nào rượu nấy.

Nói như vậy không có nghĩa là con người Việt chỉ biết có ăn uống, đầu óc

chỉ nhét đầy rượu thịt, và cách sống, phép tắc chỉ toàn là những khao, đãi, mời mọc.
Người liêm sỉ vẫn biết "miếng ăn là miếng nhục." Người trí thức vẫn còn nhớ câu
thơ của nhà thi sĩ họ Nguyễn "ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn
chẳng cầu no." Người bình dân ai mà chẳng biết "ăn lấy thơm tho, chứ không ai ăn
lấy no, lấy béo." Người Việt không phải là hạng người "lấy bụng làm Chúa," một
hạng người từng thấy nơi mọi xã hội mà thánh Bảo Lộc (Phao Lô) từng chê trách.
Họ ăn nhưng không tham, họ uống nhưng không phải là đệ tử của Lưu Linh, và họ
luôn có cái đạo lý chính đáng sau những bữa tiệc đình đám.

Nhưng nếu người Việt qủa thật như thế, thì làm sao ta giải thích được hiện

tượng qúa chú trọng vào ăn uống, gần như bị ám ảnh, của họ? Làm sao ta hiểu
được ăn uống gần như đồng nghĩa với sinh sống? Ðó không phải là một nghịch lý
hay sao? Sự thực là người Việt, đặc biệt giới nông thôn nghèo túng, gạo không đủ,
thịt không có, y như bất cứ giống người nào khác, luôn bị cái đói đeo đuổi. Nhưng
cho dù bị cái nghèo đói ám ảnh, họ vẫn không đánh mất liêm sỉ, vẫn chưa đem cái
bụng lên làm Chúa, bởi vì ai cũng biết "miếng ăn là miếng nhục," và "miếng ăn để
đời." Vào những năm khốn khổ bi đát ở vùng châu thổ Bắc hà (1945- 1946), khi mà
hàng triệu người chết đói, thì nạn cướp bóc, đĩ điếm, tuy có, nhưng vẫn còn thua xa
các dân tộc khác. Họ tuy cho con đi ở đợ (để con khỏi đói), nhưng không có đem
bán chúng như món hàng hóa. Họ có thể làm lẽ (trường hợp Kiều), nhưng họ vẫn
biết, đó là nỗi nhục họ chịu đựng để cứu gia đình họ. Họ tuy đi ăn xin, nhưng họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.