http://www.ebook.edu.vn
17
"Ăn rượu nếp chết vì say
Chẳng say vì tượu mà say vì người
Say vì cái miệng ai cười
Ðôi mắt ai liếc chào mời nở nang".
Ăn uống như là quy luật sống
Quan trọng hơn cả, đó là người Việt thường đánh giá trị con người qua
miếng ăn, cách thế ăn. Nói cách khác, quy luật xã hội thường được người Việt diễn
tả qua lối ăn uống: ăn uống phản ánh phạm trù sống, phương thức sống, cách thế
sống và phép tắc sống. Và từ đây, ta có thể nói, quy luật, phép tắc ăn uống cũng
phản ánh một phần lớn phép tắc sống. Ta thấy trong các câu ca dao tục ngữ như
sau:
- Ăn nói lên quy luật sống:
"Ăn cây nào rào cây nấy"
- Ăn nói lên bổn phận sống:
"Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây"
"Uống nước nhớ nguồn"
- Ăn nói lên phương cách sống:
"Ăn có nơi làm có chỗ"
Miếng ăn nói lên tấm lòng sống:
Những quy luật sống chỉ được tuân thủ, nếu nó phản ánh, giúp và giải quyết
những vấn nạn trong cuộc sống. Và nhất là nó phát xuất từ chính tấm lòng của con
người. Ðây là một lý do quan trọng giải thích vai trò quan trọng của ăn uống trong
nền văn hóa Việt. Bài thơ của Nguyễn Khuyến sau đây được người Việt ưa thích,
chính vì nó nói lên tâm tình chung của dân Việt:
"Ðã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu nước cả không chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
...
Bác đến chơi đây ta với ta."
Ăn biểu hiện tính cộng đồng, xã hội
Trong tập Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm nhận định, chính
những đặc tính như tổng hợp, cộng đồng và mực thước thấy trong nghệ thuật ăn