GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 19

http://www.ebook.edu.vn

15

Quan trọng hơn, cách ăn uống, y hệt như cách ăn nói biểu hiện chính cách

sống. Thứ nhất, nó biểu hiện qua hành vi. Chúng ta chỉ cần nhìn người ăn, cách ăn,
nơi ăn, thì đã có thể biết được người đó thuộc loại người nào, trí thức hay lao công,
thành thị hay thôn quê, bắc hay nam. Người lao động húp canh sùm sụp, và cơm
như gió, trong khi nhà nho ăn nhỏ nhẹ, uống nhâm nhi, "ăn chẳng cầu no." Người
buôn bán ăn vội vã, vừa ăn vừa làm, trong khi những cụ già khề khà với ly rượu
nho nhỏ, suốt ngày chưa xong. Từ những thái độ ăn như vậy, ta thấy chúng nói lên
lối sống của mỗi người: người thợ lam lũ với cách thế ăn mộc mạc, thẳng thừng;
người có học, từ từ không vội vã. Chính vì nhận thấy sự tương quan giữa lối ăn và
cách sống, mà ta thấy trong ca dao tục ngữ không thiếu những câu như "Ăn đã vậy,
múa gậy làm sao," hay "ăn bốc đái đứng."

Nếu cách thế ăn uống phản ánh hành vi con người, thì ở xã hội nào chả thế.

Có chi đáng nói. Ở đâu mà giới thợ thuyền có thể chầm chậm thưởng thức sâm
banh như giới qúy tộc nhàn nhã hưởng thụ? Ở đâu mà giới nông dân có thể hưởng
bữa tiệc cả mấy tiếng đồng hồ của bọn trưởng gỉa học làm sang? Ðiểm mà chúng
tôi muốn nói, đó là cách sống Việt qua lối ăn uống không chỉ là những phản ứng
máy móc, tùy thuộc vào thời gian và công việc. Hơn thế nữa, miếng ăn, cách ăn
phản ánh lối sống, tức lối cư xử cũng như lối phán đoán giá trị của họ. Thế nên đối
với họ, không phải "người thế nào ăn thế nấy," mà lối ăn đánh giá trị lối cư xử, lối
sống. Họ nói "Ăn đấu trả bồ" khi diễn tả lối sống sòng phẳng, công bằng. Khi diễn
tả sự tranh dành, hay sự ganh đua, trả thù, họ nói "ăn miếng trả miếng," hay "chồng
ăn chả vợ ăn nem." Tương tự, ăn uống nói lên tâm tình tri ân: "ăn qủa nhớ kẻ trồng
cây," hay "uống nước nhớ nguồn." Ăn uống cũng nói lên niềm hy vọng:

"Ăn đong cho đáng ăn đong.

Lấy chồng cho đáng hình dong con người

Ăn đua cho đáng ăn đua

Lấy chồng cho đáng việc vua việc làng"

Sau nữa, người Việt đánh giá trị cách sống bằng chính cách ăn, hay dụng cụ

để ăn như bát, đũa, mâm, vân vân. Thế nên, cách ăn, dụng cụ ăn luôn đi đôi với
thân thế, cũng như với tầm quan trọng của bữa ăn. Người Việt xếp loại bữa ăn theo
tầm quan trọng: bữa cơm, bữa cỗ, bữa tiệc, đám. Ăn không tương xứng với thân
phận; dùng dụng cụ ăn không tương xứng với tầm quan trọng của bữa ăn thường
được ví von so sánh với mặt trái của xã hội:

Vợ chồng như đũa có đôi

Bây giờ chống thấp vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho đều

Hay:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.