GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 20

http://www.ebook.edu.vn

16

Vợ dại không hại bằng đũa vênh

Ăn là nghệ thuật sống

Khi nói ăn là một cách sống, là một lối sống, chúng tôi cũng phải nói thêm,

đối với người Việt, ăn là một nghệ thuật sống. Một lối sống có ý nghĩa là một lối
sống đầy nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật ăn uống. Chúng ta không lạ gì nghệ
thuật uống chè của người Nhật, lối ăn cầu kỳ của người Trung Hoa, hay những bữa
tiệc đầy hình thức của giới ngoại giao. Chúng làm cuộc sống của họ thêm thú vị,
hay ít ra, không mấy nhàm chán. Tương tự, nơi người Việt, nghệ thuật ăn làm cuộc
sống của họ mặn mà hơn. Cách tiếp khách thân thiện nhất vẫn là một bữa ăn thịnh
soạn. Lối yêu thương chồng, con cái cụ thể nhất, vẫn là việc người vợ, người mẹ
"mặt mũi nhọ nhem, mồ hôi nhễ nhãi" sửa soạn những món ăn người chồng và con
cái ưa thích.

Vậy nên, ta có thể nói, nghệ thuật sống của người Việt không chỉ nói lên

cách sống thoải mái, khiến giác quan thích thú, mà còn hơn thế nữa, nó biểu tả
những cảm tình sâu đậm nhất. Qua ăn, ta có thể tìm được sự thỏa mãn tình cảm.
Qua ăn, ta có thể biểu lộ tình yêu, tình thương, hay sự quan tâm của ta với người
khác. Và như vậy, nghệ thuật ăn của ta có lẽ hơi khác với nghệ thuật ăn uống của
các dân tộc khác. Người mẹ cảm thấy hạnh phúc khi nhìn chồng con "nhồm
nhoàm" ăn không kịp thở. Người con vui sướng khi thấy bố mẹ thưởng thức món
qùa (bánh) cô (anh) ta làm biếu song thân. Nơi đây, ta thấy người Việt diễn tả nghệ
thuật sống qua chính nghệ thuật ăn uống. Nghệ thuật ăn của họ mục đích không chỉ
nhắm tăng khẩu vị, không chỉ để thỏa mãn dạ dày, mà còn để biểu lộ tình cảm của
họ. Như vậy, nó không hoàn toàn chỉ dừng lại nơi nghệ thuật thưởng thức mỹ vị
của mỗi cá nhân. Ta biết người Tầu rất để ý đến mùi vị, mầu sắc, cách xếp món ăn.
Nghệ thuật nấu nướng rất cầu kỳ, không chỉ làm ta "khoái khẩu" mà còn "khoái
nhãn," "khoái vị," và "thỏa mãn óc tưởng tượng." Ðối với người Nhật, nghệ thuật
ăn, uống phản ánh nghệ thuật sống của họ: rất tỉ mỉ, rất điêu luyện, gần thiên nhiên
(biển cả), gần thế giới cỏ cây. Nhưng nói chung, đối với người Tầu hay người Nhật,
nghệ thuật ăn mục đích chính vẫn là làm thỏa mãn ngũ giác của chính người đương
ăn. Nghệ thuật bếp núc của họ chưa hẳn gắn bó với tình cảm con người, một cách
mật thiết và một cách toàn diện, như trong các món ăn Việt. Chính vì coi tình cảm
là bản chất, mà đối với người Việt, ăn không chỉ nói lên tình trạng thoải mái của
con ngưòi:

"Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo"

Mà còn biểu tả sự hưởng lạc:

"Ăn lấy đời, chơi lấy thời"

Và nhất là biểu lộ tình thương:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.