http://www.ebook.edu.vn
80
CHƯƠNG 4: ẨM THỰC VÀ TÔN GIÁO
4.1
Đạo phật
4.1.1 Sơ lược về đạo Phật
1/Đạo Phật xuất hiện và thế kỷ thứ VI trước CN, là một trào l7u tôn giáo triết
học. Phật giáo ra đời và đã nhanh chóng phổ biến ở Ấn Độ, ảnh hưởng mạnh mẽ
đến đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc phương Đông và hiện nay đang
lan truyền dần sang phương Tây.
Mục đích cao nhất của Phật giáo là hướng thiện và cuộc sống đức độ, đó là
phương tiện để giải phòng con người khỏi vòng luân hồi bất tận. Vì thế, từ phương
diện này mà nói giá trị của Đạo Phật là bền vững. Có thể nói, Phật giáo không hẳn
là một tôn giáo vì họ không thờ một vị thần nào. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, Phật giáo
là một hệ thống triết học và quy tắc đạo đức. Có thể nói, Đạo Phật là một tôn giáo
tâm linh sâu sắc nhất.
2/Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (563 – 484 tr.CN).
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra Đạo Phật. Ngài vốn là một
thái tử (Siddhàrtha ), con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Maya ở nước
Kapilavastu (Ca tì la vệ), một nước nằm ở miền bắc Ấn Độ, phiá nam Nepal ngày
nay.
Ngài đản sinh vào ngày trang tròn tháng 4 âm lịch năm 563 tr.CN. Ngài được
học đủ các môn võ bị (thái tử nào cũng vậy), nhưng Ngài cũng theo học các vị
minh triết và tinh thông mọi triết thuyết.
Năm 29 tuổi Ngài rời bỏ hoàng cung đi tìm đạo cứu thế. Trãi qua nhiều lần
tu tập, đến năm 35 tuổi, Ngài giác ngộ được con đường giải thoát trong lúc ngồi
thiền dưới cội bồ đề (pippala) ở Buddhagaya.
Từ đó Ngài đi thuyết giáo của mình trong 49 năm. Tôn giáo mới hình thành
gắn liền với tên tuổi Ngài. Đức Phật nhập niết bàn khi Ngài 80 tuổi.
3/ Bản thể luận của Phật giáo.
Cốt lỏi triết học của Phật giáo tập trung là: Vô ngã – Vô thường – Duyên.
-Vô ngã: Phật giáo cho rằng thế giới, nhất là thế giới hữu hình – con người
được cấu tạo từ yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Sắc và Danh được chia
làm 5 yếu tố, gọ là ngũ uẩn: Sắc (vật chất), Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng),
Hành (tư duy), Thức (ý thức).