GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 86

http://www.ebook.edu.vn

82

Trong đó vô minh là nguyên nhân cơ bản nhất. Vậy, diệt trừ vô minh là diệt

trừ tạn gốc rễ của sự đau khổ.

Nguyên nhân dẫn đến đau khổ, theo Đức Phật thuyết, cũng nằm ngay trong

bản thân con người, đó là: Tham – Sân - Si.

+ Diệt đế: là trạng thái thoát khỏi khổ đau.

+ Đạo đế:

Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức

(giới), rèn luyện tư tưởng (định) và khái sáng trí tuệ (tuệ).

Diệt trừ vô minh gồm 8 con đường chính, gọi là Bát Chánh Đạo.

-Chánh kiến

-Chánh tư duy

-Chánh ngữ

-Chánh nghiệp

-Chánh mệnh

-Chánh tịnh tiến

-Chánh niệm

-Chánh định

Phật giáo có hệ thống Giới Luật nghiêm ngặt, tín đồ phật giáo, kiêng 5 thứ:

+ Không sát sinh

+ Không trộm cắp

+ Không tà dâm

+ Không nói dối

+ Không uống rượu

Trong đã, giới luật "không sát sinh" là không được giết người, còn giết các con

vật khác luật cấm không khắt khe lắm.

4.1.2 Tập quán và khẩu vị ăn uống theo phật giáo

Khi nói đến “ẩm thực” Phật giáo, cố nhiên, không ít người nghĩ rằng ẩm thực

Phật giáo chỉ là việc “ăn chay”, hơn nữa cũng chỉ là vấn đề ăn uống của giới “tu sĩ
Phật giáo,” do đó không có gì đáng để nói. Thực ra, văn hóa ẩm thực Phật giáo rất
có ý nghĩa, và hiện nay là nhu cầu ẩm thực rất được nhiều người quan tâm trong
từng bữa ăn của mình.

Nguồn gốc văn hóa ẩm thực Phật giáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.