GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 87

http://www.ebook.edu.vn

83

Văn hóa ẩm thực nói chung và ẩm thực Phật giáo nói riêng là một nét văn

hóa đặc trưng của mỗi quốc gia. những món ăn có từ lâu đời hay có nguồn gốc
đương đại đều có tác dụng như là vật chất tất yếu để tồn tại loài người. Hơn thế
nữa, Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ. Trong cách chế biến món ăn của người Ấn,
ngoài việc chịu ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận, thì vấn đề tôn giáo cũng đóng
vai trò quan trọng. Người Hồi giáo kiêng ăn thịt heo trong khi người Ấn giáo lại
không dùng thịt bò, do đó, thông dụng nhất vẫn là thịt gà, dê, cừu và các loại thủy
hải sản. Ẩm thực Phật giáo ở Ấn Độ là việc các nhà sư đi khất thực, do đó sự thọ
thực của tăng sĩ tùy thuộc vào thực phẩm cúng dường của dân chúng. Đức Phật biết
rằng, sanh mạng của con người hay động vật đều biết tham sống sợ chết, nhưng lúc
bấy giờ, người dân Ấn Độ phần nhiều ăn mặn, mà phẩm thực của chư Tăng là từ sự
cúng dường của người dân khi các Ngài vào làng khất thực, nên đức Phật không thể
hoàn toàn cấm chư Tăng không dùng thịt cá. Do vậy đức Phật chế cho Tăng chúng
được dùng “tam tịnh nhục” là thịt thú vật chết mà không thấy người giết nó; thịt thú
vật chết mà không nghe tiếng rên la kêu khóc của chúng, và thịt thú vật chết mà
không phải do người ta giết với mục tiêu cúng dường mình. Ở đây chỉ sơ lược đôi
nét về quá trình ẩm thực Phật giáo chứ không hoàn toàn thuần nhất đề cập đến vấn
đề ẩm thực của giới tu hành.

Thế rồi màn đen cũng đã dần lùi bước, ánh sáng của văn hóa, của văn minh cũng
lần lượt xuất hiện, bên cạnh giáo lý sâu mầu của đạo Phật đã làm thay đổi cái nhìn
của người dân Ấn, đạo Phật lần lượt được truyền vào các nước Đông và Nam Á,
đặc biệt là Trung Hoa. Nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa được xem là nền tảng văn
hóa ẩm thực khuôn mẫu, cổ xưa nhất của thế giới, trong đó không ngoại trừ văn
hóa ẩm thực Phật giáo. Có thể khẳng định rằng, vấn đề ẩm thực của nhiều nước
Đông Nam Á đều được ảnh hưởng rất nhiều từ ẩm thực của Trung Hoa. Phật giáo
du nhập vào Trung Hoa từ thời nhà Hán, hưng thịnh nhất là thời Nam Bắc triều,
đặc biệt trong vương quốc của vua Lương Võ Đế. Lúc đầu ông theo Đạo giáo, sau
đó từ bỏ Đạo giáo thực hành theo giáo pháp của Phật. Ông là một Phật tử thuần tín
và là người đề xướng triệt để việc ăn chay đối với hàng Tăng sĩ đương thời và quần
thần trong cung. Cũng từ đây, các nước Phật giáo được truyền từ Trung Hoa vào
đều coi việc “ẩm thực chay” là món ăn hàng ngày của hàng Tăng lữ.

Văn hóa ẩm thực được xem như là việc để tồn tại

Quan điểm ẩm thực cổ xưa của người Trung Hoa rất chú trọng đến thực

phẩm mang tính tự nhiên. Ẩm thực được xem là “thực liệu” (ăn uống còn xem là sự
trị bệnh). Theo thuyết âm dương ngũ hành, sự trường thọ của con người phải tuân
theo luật âm dương, mà con người tồn tại trong quy luật biến chuyển của trời đất,
thiên nhiên, cho nên, động thực vật trong trời đất được xem là yếu tố vật chất quý
báu, là món dược liệu để kiến thiết đời sống con người lành mạnh. Do đó, ẩm thực
luôn được xem là pháp môn trị bệnh, là một nét văn hóa vùng miền, đặc trưng của
mỗi quốc gia. Ai cũng biết con người sở dĩ được tồn tại là nhờ ăn uống, cho nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.