GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 88

http://www.ebook.edu.vn

84

Phật giáo cũng không ngoại lệ. Nếu như hàng Tăng lữ không lấy việc ăn uống để
tồn tại thân vật lý thì không thể đạt được an lạc và giải thoát trong đời sống tinh
thần. Nhưng vấn đề ăn uống của Phật giáo là sự tiết chế và diệt dục, ăn uống được
xem là để tồn tại thân ngũ uẩn chứ không phải trên ý tưởng hưởng thụ. Đây có thể
xem là nét văn hóa đặc trưng của ẩm thực Phật giáo.

Ẩm thực Phật giáo là nét đẹp của đạo đức

Vua Lương Võ Đế bắt đầu chế định: đệ tử Phật không thể ăn thịt, vì lòng từ

bi, chỉ có thể dùng rau quả để ăn như một món ăn bảo tồn cơ thể. Vì vậy, nền văn
hóa Phật giáo Trung Hoa từ đây đã bắt đầu thực hành việc ăn chay. Và cũng từ đây,
Phật giáo Trung Hoa cũng như các nước Đông Á, ít nhiều, cũng ảnh hưởng tư
tưởng của những vị thiền sư truyền giáo từ Trung Hoa đến. Cho nên, khi Phật giáo
truyền vào các nước Đông Á, Tăng sĩ tiếp nhận việc ăn chay như là một quy luật tất
yếu của đạo Phật. Đạo Phật dạy mọi người thương yêu, chăm sóc động vật. Phật
giáo là học thuyết của sự bình đẳng, thông điệp của Phật giáo là thông điệp của tình
thương và sự hòa bình, thông điệp ấy phải được thực hiện như một sứ mạng bảo hộ
sự tồn vong của người khác hay sinh vật khác. Cho nên nếu hiểu rõ nguồn gốc và
giá trị ẩm thực của Phật giáo là chúng ta đã góp phần làm giàu giá trị nhân văn, là
góp bàn tay nhân ái trong việc bảo tồn sinh mạng vô tội của những động vật quý
hiếm, tôn trọng sinh mạng của mọi loài mà trong đó văn hóa ẩm thực Phật giáo là
nhu cầu giá trị tiên phong khi xã hội luôn phải đối mặt với vô số bất an về thực
phẩm.

Ẩm thực Phật giáo là thuận theo nguyên lý thực vật trong tự nhiên

Trong Phật giáo, việc ẩm thực là nhằm duy trì thân thể đủ khỏe mạnh để tu

tập và thực hành thiền định. Một số thức ăn có ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý con
người. Nên ẩm thực của Tăng sĩ Phật giáo cần thanh kiết, không quá nhiều gia vị,
không dùng nhiều dầu. Vì loại thực phẩm này khó tiêu hóa, dễ dẫn đến trở ngại
trong khi thiền định. Đức Phật dạy chúng đệ tử xuất gia không nên ăn uống quá
nhiều, hạn chế lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu cần thiết, nhằm cung cấp
vừa đủ năng lượng để thực hành thiền. Vì vậy các món ăn đều được tính toán và
chế biến kỹ lưỡng để mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Trong văn hóa Phật
giáo, ý tưởng “tinh thần và thể chất là một”, bởi vậy thức ăn là một yết tố vô cùng
quan trọng nhằm mang lại ý tưởng khai sáng giúp con người trở nên thông thái về
tinh thần và khỏe mạnh về thể chất.

Các món ăn chay rất phong phú đựơc chế biến chủ yếu từ đậu, đỗ, vừng, lạc

và các loại rau, nấm, các loại thảo mộc khác.

4.2 Hồi giáo

4.2.1 Sơ lược về Hồi giáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.