GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 94

http://www.ebook.edu.vn

90

Ramayana. Lần thứ 8, thần Visnu giáng thế thành thần Krisna. Thần Krisna thường
bênh vực kẻ nghèo, chữa bệnh cho người mù, người điếc và làm cho người chết
sống lại. Lần thứ 9, thần Visnu biến thành Phật Thích ca. Đây là một biểu tượng
chứng tỏ đạo Hinđu có tiếp thu một số yếu tố của đạo Phật, đồng thời đây cũng là
một thủ đoạn để đạo Hinđu thu hút các tín đồ đạo Phật cải giáo theo đạo Hinđu.
Đến kiếp thứ 10 tức là lần giáng sinh cuối cùng, thần Visnu sẽ biến thành thần Kali.
Đó là vị thần sẽ hủy diệt thế giới cũ tội lỗi, tạo dựng thế giới mới với đạo đức trong
sáng.

Ngoài các vị thần nói trên, các loài động vật như khỉ, bò, rắn, hổ, cá sấu,

chim công, vẹt, chuột v.v... cũng là các thần đạo Hinđu, trong đó được tôn sùng
hơn cả là thần khỉ và thần bò.Thần khỉ Hanuman sở dĩ được tôn thờ vì có công giúp
Rama (tức là Visnu) giết được quỷ Ravan để đưa Sita trở về quê hương. Vì vậy
thần Hanuman được coi là thần Sức Mạnh và thần Trung thành. Để cúng thần
Hanuman người theo đạo Hinđu ăn chay vào ngày thứ ba hàng tuần. Hình thức ăn
chay là ban ngày chỉ uống nước, tối mới được ăn.Thần bò Kamđênu được thần
Krisna (kiếp thứ 8 của Visnu) chăn dắt, suốt đời đi theo Krisna. Thần Kamđênu
được quan niệm là do thần Brama tạo ra đồng thời với đẳng cấp Bàlamôn và được
coi là mẹ của hầu hết các thần. Vì vậy, cho đến nay, bò được coi là một con vật
thiêng liêng. Tín đồ đạo Hinđu không những kiêng ăn thịt bò mà còn không dùng
những đồ dùng làm bằng da bò.Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái là phái thờ
thần Visnu và phái thờ thần Siva.Mỗi buổi sáng, tín đồ phái Visnu dùng son vẽ lên
trán, còn tín đồ phái Siva thì bôi lên lông mày một vạch ngang bằng than phân bò
cái hoặc đeo ở tay, ở cổ cái linga. Tuy nhiên hai phái đó vẫn đoàn kết với nhau và
có khi cùng cúng tế trong một ngôi đền.

Đạo Hinđu cũng chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau khi chết,

linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần. Mỗi lần đầu thai như vậy con người sẽ sung sướng
hơn hay khổ cực hơn kiếp trước là tuỳ thuộc vào những việc làm của kiếp trước tức
là quả báo (Karma)..Mahabharata, Bhagavad Gita và Ramayana là những tập
trường ca, còn Purana là tập truyện cổ nói về sự sáng tạo, sự biến chuyển và sự hủy
diệt của thế giới.Sau khi phục hưng, đạo Hinđu được các vương công ấn Độ hết sức
ủng hộ, do đó đã xây dựng nhiều ngôi chùa nguy nga và ban cấp cho rất nhiều
ruộng đất, có khi lên đến hàng nghìn làng.Trong các chùa ấy đã tạc rất nhiều tượng
thần để thờ. Các tượng thần đạo Hinđu thường có hình thù kỳ dị đáng sợ như nhiều
đầu, nhiều mắt, nhiều tay.... Trong các chùa lớn có tới hàng nghìn tu sĩ Bàlamôn và
hàng nghìn vũ nữ.Khi tế lễ, các tu sĩ thường xoa dầu, xức nước hoa cho tượng,
dùng thịt dê cùng các thức ăn uống khác để cúng thần. Trong khi cử hành lễ cúng,
các thầy tu đọc kinh, còn các vũ nữ thì múa những điệu múa tôn giáo.

Về tục lệ, đạo Hinđu cũng hết sức coi trọng sự phân chia đẳng cấp. Đến thời

kỳ này, do sự phát triển của các ngành nghề, trên cơ sở 4 đẳng cấp cũ (varna) đã
xuất hiện rất nhiều đẳng cấp nhỏ mới gọi là jati.Những đẳng cấp nhỏ này cũng có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.