GIÁO TRÌNH VĂN HÓA ẨM THỰC - Trang 93

http://www.ebook.edu.vn

89

chậu, bát thịt mang theo thì họ có thể ăn hoa quả, rau cho đỡ đói, thậm chí còn
không được sử dụng những đồ dùng của quán ăn.

- Tôm, thịt lợn, thịt chim bị cấm trong thời gian cầu nguyện. Các thực phẩm

được phép ăn là các loại cá có vây, có vẩy; các loại động vật có móng, sừng từ 2
ngón trở lên và chỉ ăn khi các loại thực phẩm này đã được chuẩn bị theo luật đạo do
thái, người do thái chỉ ăn thịt do chính người do thái giết mổ, chuẩn bị và bán riêng
cho họ.

- Sữa và thịt không được sử dụng cùng trong một món ăn, các món ăn được

chế biến từ 2 nguyên liệu này không được cho ăn cùng một bữa và phải cách ít nhất
nhau 3 tiếng.

- Ngày thờ phụng chúa là từ lúc mặt trời mọc thứ 6 đến lúc mặt trời mọc lại

thứ 7 hàng tuần, ngày này là ngày nghỉ không làm việc để thờ phụng chúa juda,
buổi tối họ làm bánh mỳ cuộn thừng gọi là món chollab, cắt khúc để ăn.

4.4 Hin đu giáo

4.4.1 Sơ lược về Hin đu giáo

Sau một thời gian hưng thịnh, đến khoảng thế kỷ VII, đạo Phật bị suy sụp ở

ấn Độ. Nhân tình hình đó đạo Bàlamôn dần dần được phục hưng, đến khoảng thế
kỷ VIII, IX đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái,
về kinh điển, về nghi thức tế lễ... Từ đó, đạo Bàlamôn được gọi là đạo Hinđu, trước
đây ta hay gọi là ấn Độ giáo.

Đối tượng sùng bái của đạo chủ yếu của đạo Hinđu vẫn là ba thần Brama,

Siva và Visnu.Thần Brama được thể hiện bằng một hình tượng có 4 đầu để chứng
tỏ thần có thể nhìn thấu mọi nơi. Bốn tập kinh Vêđa chính là được phát minh ra từ
4 cái miệng của thần Brama.Thần Siva được thể hiện thành hình tượng có mắt thứ
ba ở trên trán, luôn luôn cầm một cái đinh ba Siva thường cưỡi bò hoặc ngồi trên
tấm da hổ, có những con rắn hổ mang quấn quanh cổ. Thần Siva là thần phá hoại
những thứ mà thần Brama sáng tạo ra, nhưng Siva cũng có mặt sáng tạo. Sự sáng
tạo ấy được thể hiện qua hình tượng linga - yoni mà nhân dân ấn Độ sùng bái.Liên
quan đến thần Siva có nữ thần Kali (còn gọi là nữ thần Pácvati), vợ của thần Siva
và thần Ganêxa, con trai của thần.Nữ thần Kali (Pavacti) được thể hiện thành hình
tượng một phụ nữ mặt đen, miệng há hoác, lưỡi lè ra. Nữ thần cũng trang sức bằng
những con rắn, đeo hoa tai bằng xác đàn ông, chuỗi hạt là những sọ người, mặt và
ngực bôi đầy máu. Thần có 4 tay, một tay cầm gươm, một tay cầm một đầu người,
còn hai tay nữa thì đưa ra để ban phúc lành. Trước kia có khi phải giết người để tế
thần Kali, về sau chỉ cúng bằng dê cái.Thần Ganêxa tuy có hình thù kỳ dị đầu voi
mình người nhưng đó là thần trí tuệ và thịnh vượng.Thần Visnu được quan niệm là
đã giáng trần 9 lần. Trong sáu lần đầu, thần xuất hiện dưới dạng các động vật như
cá, lợn rừng... Đến lần thứ 7, thần Visnu chính là Rama, nhân vật chính trong sử thi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.