GIAO ƯỚC TỬ VONG - Trang 22

chụp ở sơn trại này." Hải Minh lần nữa cầm tấm ảnh quan sát tỉ mỉ, đột
nhiên nảy ra một ý nghĩ kì lạ.

Từ trong căn nhà được chụp trong bức ảnh có thể nhìn thấy được đầy

đủ sườn núi nhỏ này, mà hiện tại thì bức ảnh ở trong tay anh, vậy thì chỉ
cần đi tới mấy hộ nhà dân dưới núi, đối chiếu bức ảnh lần lượt tìm kiếm,
chắc chắn có thể phát hiện ra là ở trong căn nhà nào, vừa may thì có thể
xuất hiện được góc độ giống trên tấm ảnh. Nếu như vậy thì có thể biết ngài
Vu Quang Trung chụp hai tấm ảnh này ở nhà nào rồi.

Trong lòng Hải Minh hiểu rõ, ý nghĩ vừa nãy đã hoàn toàn được thành

lập về mặt lý thuyết, hơn nữa thực hiện cũng không khó khăn gì. Thế
nhưng, lí do để làm vậy là gì? Để biết ngài Vu Quang Trung chụp hai bức
ảnh này ở nhà nào, rồi còn có ý nghĩa gì nữa chứ?

Hải Minh đột nhiên nghĩ đến, nói không chừng, đến nghe ngóng phía

chủ nhân của hộ gia đình đó, có lẽ có thể hỏi ra được điều gì đó, xem xem
rốt cuộc hai tấm ảnh này và cái chết bất đắc kì tử của ngài Vu Quang Trung
có liên quan gì không.

Nghĩ đến đây, Hải Minh quyết định, sau khi anh ở trên đỉnh núi chụp

xuống mấy tấm ảnh về toàn cảnh của cổ trại, liền đem thiết bị chụp ảnh và
óc tò mò vội vã chạy xuống núi.

Bởi vì phía ngoài ô cửa sổ trong tấm ảnh không có vật chắn gì khác,

có thể trực tiếp nhìn thấy sườn núi, cho nên Hải Minh phán đoán là ngôi
nhà trong tấm ảnh chắc chắn là một căn trong số những căn nhà ở gần núi
nhất. Anh đi vào một viện lạc [2] hình vuông ở dưới núi, bên trong có tám,
chín hộ sinh sống, mà trong ba hộ ở phía tây có hướng giáp mặt với sườn
núi thì hiển nhiên sẽ có một hộ là nơi mà anh muốn tìm.

[2] Viện lạc : khoảng khuôn viên được bao quanh bởi tường hoặc hàng

rào. Ở trong tác phẩm này chỉ đơn vị nhỏ hơn của trại, tức là một trại sẽ bao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.