bỏ qua các nguyên tắc của mình. ông không còn hành động đơn độc nữa mà
bắt đầu nghe theo ý kiến của những người khác. Chỉ trong vài tuần ông đã
mất khoảng 100.000 đô la do mua vào quá nhiều so với khả năng bán ra và
tuyệt vọng đưa ra các quyết định liều lĩnh. Lúc đó ông hoàn toàn không thể
điều khiển nổi cảm xúc của mình. May thay, ông nhận ra điều này và quyết
định trở về Paris (nơi ông phải dành rất nhiều thời gian để biểu diễn) và bắt
đầu lại từ đầu với hình thức điện tín. Sau khi nhận ra sai lầm, ông lại quay
trở về sử dụng phương thức của mình, tiếp tục làm theo những nguyên tắc
đã từng giúp ông đạt được những bước đột phá ban đầu.
ông cũng hiểu rằng không ai có thể hoàn toàn làm chủ được thị trường cổ
phiếu. Năm 1961, sau khi thắng lớn hàng triệu đô la và cho ra đời cuốn
sách bán chạy nhất, Darvas vẫn tiếp tục học hỏi và hoàn thiện phương thức
của mình. Điều này cho thấy bạn phải luôn nghiên cứu thị trường. Ví dụ
như từ tháng 5 năm 1961 cho tới tháng 1 năm 1962, ông luôn chịu thua lỗ
chút ít và cuối cùng đã bỏ hẳn mọi giao dịch trong thời gian này, vì thị
trường không có nhiều cổ phiếu mới được bán ra. Đúng như dự đoán của
ông, thị trường bắt đầu sụt giá vào tháng 5 năm 1962 và Darvas hoàn toàn
đứng ngoài cuộc để tránh những tổn thất có thể ông đã phải gánh chịu nếu
ông bỏ qua xu hướng chung của thị trường, bỏ qua tất cả những dấu hiệu
mà phương pháp Darvas đã báo trước cho ông.
Sai lầm và những nguyên tắc mới
Qua việc học hỏi từ những sai lầm và từ những điều quan sát được rằng
trên thị trường loại cổ phiếu nào đang biến động, loại nào không, Darvas đã
đặt ra cho mình các nguyên tắc kinh doanh. Qua quá trình này ông đã tạo ra
Phương pháp Darvas.
Phương pháp Darvas theo cách nói của ông bao gồm Phương thức Kỹ thuật
Cơ bản và Nguyên lý Hình hộp. Đó là cách ông tạo ra những nguyên lý của
riêng mình. ông không tập trung vào những loại cổ phiếu từng đứng đầu
bảng nhưng đã bị sụt giá, do chúng phải chịu những gánh nặng vì những