mình.
Vài chục nhân vật trong 15 chuyện nhỏ, vậy thôi mà có ở biết bao nhiêu
tình huống ly kỳ, hấp dẫn... khiến khi đọc xong rồi, ai cũng cảm thấy rằng...
hình như có mình trong đó. Đấy là thành công lớn nhất của cuốn sách và
cũng là thành công của tác giả.
Một đặc điểm khá riêng biệt và nổi bật của tập truyện là lời đối thoại nhiều,
thậm chí rất nhiều. Điều này cũng làm cho các tình huống dường như thật
hơn, đời hơn... và cũng chính vì thế mà sống động, hấp dẫn hơn, lôi cuốn
người đọc, đọc liền một mạch hết chuyện này sang chuyện khác mà cứ
tưởng như chính đang xẩy ra trong xả hội ngoài đời.
Các câu chuyện không giống nhau, có những truyện kết thúc lửng lơ, để rồi
cứ tưởng vẫn như đang tiếp diễn, để rồi cứ thấy ngẩn ngơ, tự suy đoán, tự
ngẫm nghĩ, tự chiêm nghiệm... Với tôi, thế là một cái tài.
Một lời chê ư ? Có lẽ xin được nhường cho các nhà phê bình văn học.
Nhưng chẳng lẽ cứ thật khen mãi thì ai đó lại cho là chỉ được cái ‘’bốc
thơm’’. Thôi thì... đành phải tìm một cái gì đó vậy. Nếu lời chê này không
khéo, không đúng thì cũng xin tác giả và các nhà văn coi đó chỉ là một sự
nghịch ngợm bồng bột của một tên trẻ con láo toét, biết gì đâu mà chê với
trách, mà dành cho hai chữ ‘’Đại Xá’’.
Tôi rất yêu cải lương, yêu vì cái làn điệu đặc sắc, vì những lời ca mùi mẫn
rất không giống với bất cứ làn điệu dân ca nào. Nhưng tôi cũng không thích
lắm khi xem các vở cải lương, vì thấy ở đó có cái gì như được sắp đặt sẵn,
(có lẽ là do tôi còn chưa am tường về loại hình nghệ thuật này lắm). Thì
đấy, ở một vài bố cục trong tập truyện tôi cũng thấy từa tựa như một kịch
bản cải lương vậy.
Nhưng dù sao đây cũng là một cuốn sách đáng đọc, phù hợp với tất cả mọi
người, một ấn phẩm văn học đáng được trân trọng.
Cuối cùng, xin kính chúc nhà văn Việt Dương Nhân dồi dào sức khỏe, tràn
trề sức viết để chúng ta sẽ lại được đọc những tác phẩm hay và mới của Bà.
Ba-Lê, tháng 7 năm 2001
Nguyễn T. T. (độc giả)