nữa mà đợi chờ; mọi cử chỉ và nụ cười đều vẫy gọi. Bị tước vũ khí, và sẵn
sàng, cô thiếu nữ chỉ còn là một bông hoa để hiến dâng, một trái cây để hái.
Chính đàn ông khuyến khích nàng làm những trò lừa dối ấy trong lúc đòi
hỏi được người ta lừa dối mình; rồi sau đó, bực dọc, tố cáo. Nhưng đối với
cô gái không mưu mô, anh ta chỉ thờ ơ, và thậm chí thù ghét. Anh ta chỉ bị
cám dỗ bởi người con gái giăng bẫy: tự hiến dâng mình, nàng rình rập con
mồi. Thế bị động của nàng phục vụ một mưu đồ; biến thế yếu của nàng
thành công cụ sức mạnh. Vì không dược tấn công trực diện, nàng buộc phải
mưu mò và tính toán, và ý đồ của nàng là tỏ ra sẵn sàng hiến dâng không
đòi hỏi phải trả giá. Vì vậy, bị trách cứ là gian xảo và phản phúc: đúng thế.
Nhưng đúng là nàng buộc phải hiến dâng đàn ông cái huyền thoại về sự
phục tùng của mình, vì đàn ông đòi thống trị. Và phải chăng người ta có thể
đòi hỏi nàng lúc đó dập tắt những đòi hỏi chủ yếu nhất của mình? Trong
trường hợp ấy, sự ân cần của nàng chỉ có thể biến thành tội ác ngay từ đầu.
Vả lại, nàng gian trá không phải vì mưu mô sắp đặt sẵn. Do mọi con đường
đều bị ngăn chặn, do nàng không thể làm, do nàng phải là chính mình, một
tai hoạ đè nặng trên đầu nàng.
Ấu thơ, nàng đóng vai một vũ nữ, một nữ thánh. Về sau, nàng đóng
chính bản thân vai mình: đúng ra, chân lý là cái gì trong địa hạt cô gái bị
nhốt trong đó, cái từ ấy chẳng có nghĩa gì hút. Chân lý, là hiện thực bị bóc
trần, và sự bóc trần ấy được thực hiện bằng những hành vi; nhưng nó không
tác động.
Đối với nàng, những câu chuyện huyên hoặc nàng tự kể cho mình về bản
thân mình và cũng thương kể cho người khác nghe hình như có thể miêu tả
những khả năng nàng cảm thấy trong người mình, rõ ràng hơn bức tranh
phản ánh cuộc sống hang ngày của mình. Nàng không có phương tiện để
hành động, nên đành tự an ủi mình bằng những màn kịch: đóng vai một
nhân vật mà nàng tìm cách đề cao giá trị, cố tỏ ra khác thường bằng những
việc làm phi lý vì không được phép tự cá thể hoá trong những hoạt động
được xác định. Nàng tự biết mình không có trách nhiệm, mình là vô nghĩa
trong cái thế giới đàn ông này: chính vì không có, gì nghiêm túc để làm nên
nàng “bày chuyện”. Electre trong tác phẩm của Giraudoux là một phụ nữ