bé. Nàng đã rời bỏ quá khứ, nhưng lại chưa bước vào một cuộc đời mới.
Nàng loay hoay nhưng lại không làm gì hết, nên không có gì hết, không là
gì hết. Nàng cô lấp các chỗ trống này bằng những màn kịch và những sự
phỉnh phờ. Người ta thường trách nàng nham hiểm, dối trá và hay “sinh
chuyện”. Sự thật là nàng rơi vào một vòng bí ẩn và dối trá.
Mười sáu tuổi, phụ nữ trải qua những sự thử thách nặng nề: dậy thì, kinh
nguyệt, bản năng giới tính bị đánh thức, những rối loạn đầu tiên, những cơn
sốt đầu tiên, sợ hải, ghê tởm, những kinh nghiệm mờ ám, tất cả những thứ
đó, nàng đã nhốt chặt vào trong lòng; nàng đã tập giữ gìn cẩn thận những
điều bí ẩn của riêng mình. Chỉ riêng việc phải cất giấu băng vệ sinh, giấu
kín kinh nguyệt cũng đưa nàng tới chỗ dối trá.
Trong một truyện ngắn, nhà văn Hoa Kỳ C.A. Porter kể chuyện các cô
gái ở phía Nam nước Mỹ sống vào những năm 1900, đâm bệnh vì nuốt hỗn
hợp muối và chanh để ngừng kinh nguyệt khi đến sàn nhảy: họ sợ các
chàng trai biết trạng thái của họ qua đôi mắt thâm quầng, qua tiếp xúc với
những đôi bàn tay, có thể qua một cái mùi, và ý nghĩ ấy làm họ hoang
mang. Khó có thể đóng vai một thần tượng, một nàng tiên, một công chúa
xa xăm khi cảm thấy giữa cặp đùi một chiếc quần lót đẫm máu; và một
cách chung hơn, khi biết nỗi khởi thủy làm dáng và sự e thẹn, vốn là sự
khước từ tự phát không muốn bị tiếp cận với tư cách xác thịt, gần như là
một sự dối trá. Nhưng chủ yếu, sự dối trá người thiếu nữ bị dồn vào trong
đó, là ở chỗ ở nàng phải giả vờ làm khách thể và là một khách thể có sức
quyến rũ trong lúc tự cảm nhận mình như một cuộc sống bất định, phàn tán,
và biết khuyết tật của mình. Phấn son, những món tóc giả, những chiếc
quần nịt thắt lưng ong, những chiếc soutien được lót độn, đều là những trò
giả dối. Ngay đến gương mặt cũng được hoá trang: ngươi ta gọi lên trên đó
một cách có nghệ thuật những nét bột phát, người ta giả đò một thế bị động
hoan hỉ. Không có gì đáng kinh ngạc hơn là bỗng nhiên phát hiện trong
việc thực thi chức năng nữ giới của mình một gương mặt mà người ta đã
biết dáng vẻ quen thuộc; sự siêu nghiệm bị phủ nhận và bắt chước sự nội
tại: ánh mắt không tiếp nhận nữa mà phản ánh; hình hài không sống động