28
qua, chúng tôi chứng kiến một tấn bi hài kịch, khá kỳ cục khi một ông bố vợ giận
dữ lôi tới bệnh viện anh chàng rể tội nghiệp: ông ta yêu cầu một bản chứng chỉ sức
khoẻ cho phép anh chàng xin ly hôn. Chàng trai khốn khổ trình bày trước kìa mình
vốn cường tráng, nhưng từ sau hôn nhân, một cảm giác xấu hổ và bối rối khiến
anh ta không làm được gì hết.
Hăng h{i th{i qu{ sẽ làm cô trinh nữ khiếp hãi; trân trọng thái quá sẽ làm
nàng rụt rè. Phụ nữ mãi mãi thù hận người đ|n ông hưởng khoái cảm một
cách ích kỷ trên nỗi đau đớn của họ; nhưng c ng căm hờn suốt đời người
tỏ vẻ khinh khỉnh đối với họ, và nhất l| người không tìm cách phá trinh
của họ hoặc tỏ ra bất lực trong đêm đầu tiên. Một trong những sự quan sát
của Freud chỉ ra rằng sự bất lực của chồng có thể gây chấn thương cho vợ:
Một nữ bệnh nhân có thói quen chạy từ một phòng này sang một phòng khác,
giữa phòng có kê một chiếc bàn. Bà ta trải chiếc khăn bàn theo một cách nào đó,
bấm chuông gọi bà người ở đến cạnh bàn rồi cho ra...Khi tìm cách giải thích sự ám
ảnh này, bà nhớ lại là tấm khăn bàn có một vết bẩn và bà trải khăn sao cho vết ấy
hiện rõ trước mắt bà người hầu...Tất cả như thể diễn lại đêm tân hôn trong đó
người chồng tỏ ra bất lực. Ông ta từ phòng mình chạy sang phòng vợ không biết
bao nhiêu lần để tìm cách cố gắng. Xấu hổ đối với bà người hầu hôm sau phải dọn
giường, ông ta đổ mực đỏ lên drap trải giưòng nhằm làm bà ta tưởng có máu.
Đêm t}n hôn biến kinh nghiệm tình dục thành một sự thử thách mà mỗi
người đều sợ không biết vượt qua thế nào, vì quá bối rối với những vấn đề
của chính bản thân mình nên không thể nghĩ tới người kia một cách thỏai
m{i. Đêm t}n hôn, với vẻ long trọng của nó, l|m người ta lúng túng; và
không có g đ{ng ngạc nhiên nếu nó gây nên hiện tượng lãnh dục ở người
phụ nữ. Trừ phi một niềm hạnh ph c đặc biệt, người chồng tất yếu sẽ tỏ ra
phóng túng hay vụng về. Vì vậy không có gì lạ nếu “bổn phần vợ chồng”
đối với người vợ, thông thường chỉ là một khổ dịch đ{ng ghét. Theo
Diderot, thì: