29
Đối với phụ nữ, sự phục tùng một ông chồng mình không ưa là một cực hình.
Tôi đã thấy một người đàn bà đoan trang rùng m nh v kinh tởm khi tới cạnh
chồng, thấy bà ta không ròi khỏi bồn tắm vì nghĩ không rửa sạch hết vết dơ của bổn
phận...Nhiều phụ nữ cho tới khi qua đời vẫn không được nếm hưởng niềm cực
khoái...
Thật vậy, nhiều phụ nữ trở thành mẹ, thành bà nhưng chưa bao giờ biết
khoái cảm, thậm chí rung động; họ tìm cách thoát khỏi “sự dơ bẩn của bổn
phận” bằng cách xin cấp giấy chứng chỉ sức khoẻ hay với những duyên cớ
khác. Báo cáo Kinsey cho thấy ở Mỹ, nhiều bà vợ “không muốn có quan hệ
tình dục thường xuyên. Rất ít bà vợ mong muốn ngược lại”. Trong l c đó -
như đã nói ở những phần trên - khả năng hứng dục của phụ nữ hầu như
vô tận. Mâu thu n này thể hiện rõ ràng hôn nhân giết chết khả năng ấy,
chứ không phải đưa nó v|o quy tắc như người ta muốn nêu lên.
Trong cuốn Thérèse Desqueyroux, Mauriac
10
miêu tả những sự phản ứng
của một thiếu phụ “kết hôn một cách hợp lẽ” đối với hôn nhân nói chung
và bổn phận lứa đôi nói riêng:
Phải chăng nàng t m kiếm trong hôn nhân một nơi ẩn náu hơn là một sự đô hộ,
một sự chiếm đoạt? Điều xô đẩy nàng vào trong đó, phải chảng là một nỗi kinh
hoàng? Là một thiếu nữ thực tiễn, một cô gái nội trợ, nàng vội vã tìm vị trí dứt
khoát của mình; muốn được bảo đảm chống lại tai họa nào mình cũng không biết
nữa. Chưa bao giờ nàng tỏ ra biết lẽ phải hơn là ở thời kỳ đ nh hôn: nàng bám chặt
vào một cái khối gia đ nh, nàng “tự xếp mình”, nàng thâm nhập vào một trật tự.
Nàng tự cứu vớt mình. Cái ngày ngột ngạt tổ chức hôn lễ, trong ngôi nhà thờ
Saint-Clair chật chội, khi những câu chuyện nhảm nhí của các bà che lấp tiếng
dương cầm đã vang lên hết cỡ và hơi người lấn át cả hương trầm, chính vào cái
ngày ấy, Thérèse cảm thấy mình không là mình nữa. Nàng bước vào trong “lồng”
như một kẻ mộng du, và bổng nhiên, khi nghe tiếng cửa nặng nề đóng lại, cô bé tội
10
Nh| văn Ph{p hiện đại