GIỮA CƠN LỐC - Trang 147

39.

N

hững ngày gần cuối tháng ba người dân Ngã tư Bảy Hiền xôn xao

vì một hiện tượng đặc biệt tại đó: Các sản phẩm ngành dệt sản xuất tại khu
vực này không thể gởi phân phối đi các tỉnh như thường lệ được. Hàng ứ
đọng thành núi trong những nhà kho, những xưởng dệt và trong cả từng
nhà. Hiện tượng này có nghĩa là không phải chỉ có Buôn Mê Thuộc, Pleiku,
Kon-Tum “đã lọt vào tay cộng sản” mà còn nhiều tỉnh khác nhiều thành
phố khác ở miền Trung, ở cao nguyên ở miền đông, miền tây nam bộ cũng
có thể đang bị bao vây cô lập hay đã được giải phóng cũng không chừng.
Tin tức chiến sự loan đi từng giờ nhưng những thứ ấy phản ảnh được chừng
nào sự thật?

Từ hôm 20 tháng 3 năm 1975, sau khi mất thêm Phú Bổn, Quảng Trị,

An Lộc xe tuần cảnh của quân đội và cảnh sát Sài Gòn bắt đầu đi tuần
trong các khu lao động ở ngã tư Bảy Hiển, rà qua rà lại dập diều trên các
đường Nguyễn Bá Tòng, Hồ Tấn Đức, Tái Thiết, Quảng Hiền… Bọn quân
cảnh, cảnh sát dã chiến đeo kính đen, súng lăm lăm trên tay, mặt lạnh như
tiền. Trẻ em đứng ngơ ngác trên các ngã tư bên các vòi nước công cộng
nhìn chúng đi qua, im lặng, đờ đẫn, và nghi hoặc.

Tại một ngôi nhà cơ sở gần chùa X, Hạnh dự cuộc trao đổi ngắn với

hai đồng chí khác.

Một đồng chí báo cáo tình hình:
- Trong mấy ngày qua, ngoài việc tăng cường lực lượng an ninh, cảnh

sát và quân cảnh lùng sục trong khu vực này, chúng còn âm mưu lập ra một
tổ chức gọi là “nghiệp đoàn công nhân” để hòng kiểm soát lực lượng công
nhân dệt ở đây và trấn áp những thành phần nòng cốt của ta. Về phía ta,
hiện có các tổ chức quần chúng cách mạng như Nhóm thanh niên Hướng
Dương, Đoàn công tác xã hội Gia Định, Nhóm Vừng Hồng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.