Viên trưởng phòng thích nàng chỉ vì nàng là một người giúp việc
thành thật nhất và lương thiện nhất trong số những người ViệtNammà ông
ta đã tiếp xúc kể cả viên tỉnh trưởng Bình Định.
Văn phòng còn có một cô gái ViệtNamkhác làm việc với tư cách thư
ký đánh máy. Cô ta trắng trẻo, ăn diện thời trang và khá quyến rũ nhờ thân
hình hấp dẫn. Những người Mỹ trong phòng đều thích tỏ cử chỉ thân mật và
đôi khi sỗ sàng với cô. Lúc Tú mới được tuyển vào giúp việc nơi này trông
thấy cảnh đó nàng ngạc nhiên hỏi riêng cô ta thì cô ta cười và giảng giải
cho nàng hiểu:
- Em thắc mắc làm gì. Trời sinh người con gái ra là để cho người ta
nựng, người ta vuốt ve, mơn trớn, nâng niu. Em không biết ViệtNammình
có câu ca dao “Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta ghẹo” hay
sao?
Lời giảng giải của “người-con-gái-Việt-Nam-da-vàng” này thật chí lý.
Tú không biết cãi thế nào nhưng trong thâm tâm, nàng vẫn thấy có cái gì
sai lầm trong lối biện luận ấy.
Tú bưng khay nước ngọt lên mời khách theo lệnh của ông trưởng
phòng. Brayker nhìn nàng, nói cám ơn và Tú nhận ra trong đôi mắt ấy có
vẻ gì ngạc nhiên thích thú. Khi Tú đi rồi Brayker hỏi cô thư ký:
- Cô vừa rồi tên gì?
- Tú.
Lát sau Brayker nói với lão già:
- Cô ta trông giống như một cô gáiHawaii.
Hai người nói chuyện một lúc nữa rồi khách cáo từ.
Brayker đi dọc theo dãy nhà trệt để ra cổng. Trên đường đi hắn gặp lại
Tú. Hắn dừng lại và bằng một giọng dịu dàng hắn hỏi:
- Cô tên là Tú?
Tú đoán ngay được câu hỏi, nàng mỉm cười đáp vâng. Hôm ấy nàng
mặc một bộ âu phục tầm thường rẻ tiền và quá đơn giản, nhưng chính cái
vẻ chắc chắc của nước da sạm nắng và cái vẻ gì rừng rú man dại trong đôi
mắt đen sâu thẳm kia đã lôi cuốn được Brayker.