chị, chị biết cha chị đã tỉnh rồi nhưng vẫn vờ ngủ ở nhà ngoài để canh cho
chị kia.
Người con gái thạo hơn vẫn kín đáo cho đến cùng. Người con trai lúc mới
vào buồng tằm, nghi ngại là thế, đề phòng là thế, bỗng là người trước tiên
tự thú nhận, đi dần vào tâm sự. Anh kể cho chị nghe những chuyện đã xảy
ra với anh mười ngày qua, gian lao, cay đắng, đủ.
Có chết cũng phải làm được việc gì tốt cho cách mạng đã. Tôi tìm chỗ náu
ít bữa rồi trở về chứ. Đến mức chúng tưởng mình chết rồi, mình chạy xa rồi
thì mình sẽ về ngay nơi chúng đánh mõ ấy. Tôi nghĩ kỹ rồi.
Có đấu tranh quyết liệt mới khỏi mất đầu, mất dân, mất Đa... Câu sau cùng
người con trai nói làm cho chị hốt hoảng. Tiếng ấy, trong hoàn cảnh này,
chỉ được phép nghĩ tới thôi, không được phép nói lên! Chị vội vã chồm tới
muốn bịt miệng anh ta lại, không cho cái tiếng cuối cùng kia bật ra.
Nhanh lên. Không nghi ngờ gì nữa. Không chần chừ gì nữa. Người con gái,
vội vàng mà gượng nhẹ, thu dọn bát đũa, và dắt tay người con trai đi ngược
trở ra.
Lạ nhất là ông già đã biết trước, đã thức dậy, đã nhấc cái chõng sang một
bên, kéo sẵn cái nắp hầm và đứng đợi đó, không hỏi con gái một câu.
Một lúc sau, căn nhà lại vắng lặng như cũ. Ông già lại nằm ngủ ở chỗ cũ.
Mà người con gái thì thản nhiên bê cái nong dâu đã thái sẵn từ bếp lên nhà
trên, vào buồng tằm, chong đèn rắc dâu lên cái nong tằm. Những con tằm
nghe mùi dâu, thấy ánh đèn, ngóc cao đầu chờ chị. Người trong làng vẫn
quen trông thấy chị lịch kịch vất cả với dâu với tằm như thế suốt đêm.
— Chậc! chậc!
Người con trai tận đằng cửa, nghe chợt giật thót lên. Như là cái bóng tối
đen đặc nơi anh đứng cũng giật lên vì mừng rỡ. Anh vội vã chắc lưỡi trả
lời!
— Chậc! chậc!
Chị hướng về chỗ có tiếng chắc lưỡi, quờ tay tìm anh ta. Anh ta nhích từng
bước một quờ tay tìm chị. Tay người con gái chạm tay người con trai, chị
không rụt lại, chị ấn anh ngồi xuống. Mùi chua nồng của bộ quần áo anh
mới thay phả vào mặt chị: