lang, tôi đắp gơ khoai lang lên người cho, chúng nó chẳng ra đó làm chi
đâu, không ngờ đâu. Tôi là một mụ già tứ cố vô thân, thấy anh như thấy
con tôi, anh gặp hoạn nạn thì tôi giúp, anh làm việc gì tôi không biết đâu,
chớ để cái họa cho tôi.
VII
— Anh nghĩa.
— Cậu là ai?
— Em là Vần, em được phái đi đón anh. Em biết anh mà anh không biết
em. Hồi còn nhỏ, em hay qua Bình Quang, thường bán củi cho bà.
— Lớn, cậu không bán củi nữa?
— Em đi làm công tác chớ anh. Em là trung đội phó dân quân mà.
— Tại sao cậu không đi tập kết?
— Em là dân quân, em đâu có bắt buộc phải đi tập kết? Tuy vậy, trên cũng
cho đi. “— Nhưng mà địa phương đang rất cần anh, anh nghĩ thế nào” Thế
thì tôi ở lại đã, chứ còn nghĩ thế nào! Mà địa phương đang khó khăn thật.
Biết chính quyền ta sắp đi, bọn xấu ngóc đầu dậy, đâm thọc dọa nạt, các
làng mất đoàn kết lung tung, đánh nhau, bắt trâu, bắt lợn, bắt người. Làng
Con Trót, Thơ Đo, Con Vấp trên, Con Vấp dưới. Huyện cử em thẳng về đó.
Ba tháng sau, Huyện lại mời em đi tập kết. Em nói: “— Đây đã yên đâu mà
đi?” Thế thì anh cứ tiếp tục — huyện bảo thế. Lần thứ ba huyện lại gọi em
đi, em về sau cùng. Huyện lại hỏi, em lại nói. “Tôi đã tổ chức cho các làng
ăn thề rồi, nếu các anh mất đoàn kết; các anh còn đánh nhau, các anh để
cho đối phương lợi dụng. Việt Minh về, các anh chịu trách nhiệm”. Tôi đã
hội nghị cà-rá, đã giao ước với họ thế, nhưng không có mình thì họ lại đánh
nhau chứ. Huyện hỏi em: “— Thế anh muốn đi hay ở?” “— Tôi chết sống
với cách mạng, em nói”. “Đi tập kết, có nhiều lợi cho anh”. “— Có nhiều
lợi cho tôi, tôi biết”.
Thế là em được ở lại.
— Nhưng mà ở lại cũng buồn chứ?
— Thế anh buồn à?
— — Không, là mình hỏi cậu.