đây có một vẻ trầm lặng uy-nghiêm vắng vẻ lạ thường, làm người du khách
phải trầm ngâm hồi tưởng một thời oanh liệt xa xưa trong lịch-sử. Nhưng
tiếc thay cảnh cũ năm xưa ngày nay không còn nữa.
Vào khoảng năm 1947, một số người cố ý hay vô tình, hoặc vì quyền
lợi riêng tư, cho người đến đốn hết hàng dương trên con lộ chạy xuống tỉnh
để lấy củi. Người có tâm chí biết bảo tồn di tích lịch sử lấy làm xúc động,
ngậm ngùi thầm tiếc cho bàn tay người đời ác độc, tàn phá quê hương
không nghĩ gì quê cha đất tổ.
Hiện nay số cây dương còn lại một ít ở đoạn đường phía sau dinh Tỉnh-
trưởng sơ rơ cằn cỗi.
LỘ ME
Ngoài rặng cây dương đặc biệt trên đường Sơn-qui, hai bên đường các
con lộ khác ở tỉnh-lỵ Gò-công đều trồng một thứ cây loại có rễ ăn sâu dưới
đất chịu đựng nổi với thời tiết và nước mặn đất chua là cây me. Nhiều nơi
cây già cằn cỗi vì khô nắng thiếu nước, nhưng trái vẫn nhiều, đem lại một
nguồn lợi nho nhỏ cho ngân-quỹ xã. Mỗi năm xã có mở cuộc đấu giá cho tư
nhân mua sát hái me về bán lại cho bạn hàng để tại chợ bán lẻ hoặc chở lên
thủ đô tiêu thụ me, có loại me phơi khô và me sống để nấu chua và làm
mứt.
NHỮNG ĐƯỜNG MỚI ĐÃ HOÀN THÀNH 1968 : MỞ RỘNG
THÀNH PHỐ VỀ PHÍA BỜ KINH
Từ 1964 đến nay thành phố càng ngày càng đông nên chánh-quyền địa
phương cho nới rộng bờ kinh ở về phía Nam tỉnh lỵ chừng 500-600m. Nhà
cửa được phân lô và xây cất dọc theo bờ kinh, có nhiều tiệm mua bán lớn
về vật liệu xây cất mọc lên, có nhiều tiệm ăn và nhà ở rất mát mẻ.