GÒ CÔNG - XƯA VÀ NAY - Trang 256

Theo chương trình mở rộng thành phố về phía bờ kinh, hai con lộ lớn

đã được phóng và trải đá xanh : 1) đường dọc theo kinh Cầu-đúc ; 2) con
đường cong từ đường Huyện-Nguơn vào bờ kinh.

Ngoài ra, trên 10 con đường hẻm bên trong các xóm đông-đúc được ủi

rộng sát thềm nhà cho tiện việc lưu thông và cứu cấp khi hữu sự.

Mang tên là « đường chiến-sĩ » số 1, 2, 3, v.v… những đường này phần

nhiều được tráng xi măng, ở giữa có lót vĩ sắt bề ngang lối một thước, ngày
thường rất tiện lợi và sạch sẽ, nhưng mưa bị nước ngập vì mương hai bên bị
lấp, nước không có đường thoát.

ẤP ĐẠO XƯA VÀ NAY

Trước thời chiến, phía bên kia cầu Long-chánh là đám đất hoang lát

mọc cùng nơi. Lúc người Nhật đến, chưa gì đã tính việc kinh tế, họ cho cất
lên tại sở đất này ba kho lớn lợp ngói móc để chứa lúa các nơi gom góp về.
Kho cất xong, nhưng chưa chứa được hột lúa nào thì vừa đến 1945, bom
nguyên tử nổ ở Hiroshima, Nhựt-bổn đầu hàng. Pháp quân núp bóng đồng
minh trở lại. Thì kế cuộc kháng chiến bùng nổ, lửa chiến-tranh tàn phá thôn
quê, nạn nhân chiến tranh trốn vùng chết chóc chạy đến dồn về tỉnh lỵ. Một
số đông nạn nhân không nơi nương tựa phải chạy vào tá túc trong những
kho lúa bỏ không. Người nọ rủ người kia, lần hồi mỗi gia-đình tự cất nhà
mà ở, không bao lâu khu hoang vắng này biến thành một xóm trù mật, nhà
phố chen chúc, hẻm hóc quanh co không khác xóm Bàn-cờ, Chợ-đũi Sài-
gòn ngày trước. Số đông dân lánh nạn qui tụ ở khu này vì gặp sẵn đất trống
và là một chỗ gần đường qua chợ.

Trong đám cư dân có nhiều người theo đạo Cao-đài, một Thánh thất

được dựng lên và đặt dưới quyền cai quản của một vị Khâm-Châu. Nhằm
lúc các giáo phái võ trang đến bảo vệ đạo và sanh mạng tín đồ bị tàn sát quá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.