Có lúc gia chủ của tôi bận nói chuyện và không để ý đến họ. Họ
tiếp tục quỳ không nao núng. Rốt cuộc, ông chào và chúc họ
thượng lộ bình an, khi đó họ mới đứng lên và ra đi không nói
một lời. Mặc dù đã là buổi tối, trời vẫn nóng nực, một khối nặng,
nóng và ngột ngạt treo lơ lửng trong không trung. Giấu mình
trong những góc sâu nhất của đêm, lũ dế kêu ong ong không
dứt.
Cuối cùng, chúng tôi dược chính quyền địa phương mời tới
quán ăn duy nhất còn mở cửa trong vùng. Quán tên là Club
2000. Trên gác có một phòng dành cho khách mời quan trọng.
Họ xếp chúng tôi ngồi vào cái bàn dài. Các cô phục vụ bước vào,
trẻ trung, cao ráo. Từng cô quỳ xuống bên vị khách của mình và
xưng tên. Rồi họ đi ra và mang đến một bình gốm lớn. Từ đó,
thứ bia marva đặc sản địa phương làm từ millet (millet là một
loại kê) đã được hâm nóng đang bốc khói. Người ta uống marva
bằng những ống sậy rỗng và dài gọi là epi. Giờ đây cái ống sậy
này bắt đầu đi vòng quanh từ người khách nàỵ sang người khác.
Mỗi người uống vài ngụm rồi đưa nó cho người tiếp theo. Các cô
phục vụ liên tục rót vào bình hoặc là nước, hoặc là phần marva
mới: mức độ say của thực khách phụ thuộc vào việc họ rót thêm
gì và epi được chuyền nhanh đến đâu. Vấn đề ở chỗ, Soroti cũng
như cả khu vực này là một trong những vùng có tỷ lệ nhiễm
AIDS cao nhất. Mỗi lần đưa tay cầm epi là một lần con người giã
từ cuộc sống. (Đó vẫn còn là thời kỳ mà người ta cho rằng virus
HIV lây nhiễm qua nước bọt). Nhưng phải xử sao đây? Từ chối
ư? Điều đó sẽ là sự xúc phạm rất lớn, là biểu hiện khinh thường
đối với chủ nhà.
Buổi sáng, khi chúng tôi vẫn chưa tiếp tục lên đường, có hai
nhà truyền giáo người Hà Lan đến - Albert và Johan. Kiệt sức,
người phủ đầy bụi, nhưng họ vẫn muốn đến Soroti để “gặp
người đến từ đại thế giới”: đối với họ, những người sống ở vùng