ấy không có khả năng thao lược như vợ, nên sống rất mặc cảm, dần dà ông
rơi vào trạng thái trầm cảm... Mẹ của Thương mang tiếng xỏ mũi chồng,
thậm chí cắm sừng chồng. Bà khiến ông uất ức mà hóa điên.
Thiên Lý hỏi:
- Ý cô muốn nói là... là... gia đình Lâm không đồng ý cho anh Hà cưới chị
Thương vì lý do đó à?
- Đúng như vậy. Hai người yêu nhau từ hồi học chung phổ thông cho đến
lúc vào đại học. Thế nhưng anh Hà không vượt qua khỏi định kiến của gia
đình, nên hai người không tới đâu hết. Sau cùng Thương đi du học, anh Hà
ở nhà cưới vợ. Thế là chấm dứt một cuộc tình.
Bà Hạnh trầm ngâm nói tiếp:
- Người ta khen Thương giỏi giống mẹ, người ta còn xì xào sau lưng chắc
Thương cũng trăng hoa giống mẹ. Tội nghiệp Thương, cô ấy có một bà mẹ
nổi tiếng và tai tiếng.
- Nhưng mẹ chị Thương có như vậy không?
- Bác ấy là một người đa đoan, cô độc. Là phụ nữ nông thôn mà phải
gánh vác cơ ngơi của gia đình chồng rồi duy trì, rồi phát triển nó ngày một
lớn, nhưng không được chồng động viên giúp đỡ, thật không gì bất hạnh
bằng. Mẹ Thương sa ngã chẳng qua vì cần một người mạnh mẽ hơn mình
để làm chỗ dựa chớ bác ấy không trắc nết, lẳng lơ như thiên hạ nghĩ... Ông
ta là một công nhân trong nhà máy xay lúa. Khi biết vợ mình ngoại tình, ba
Thương đã chết.
Thiên Lý sững sờ nhìn bà Hạnh. Cô không ngờ gia đình chị Thương lại
có một bi kịch lớn như vậy.
Giọng bà Hạnh lại vang lên:
- Chuyện này không phải ai cũng biết. Người ta tưởng ba Thương chết vì
chứng trầm cảm không thôi. Sau cái chết của chồng, mẹ Thương cũng trở
thành một người khác. Bà thu vén việc làm ăn lại chứ không khuếch
trương như trước nữa. Khi Thương đi du học, bà đã bán nhà máy rồi vào ở
chùa. Nhưng đã muộn. Tất cả chỉ là sắc sắc không không. Chỉ thương cho
Thương, tới giờ vẫn một mình. Tình củ quên không đành, tình mới không
dám yêu vì sợ. Tôi kể chuyện của Thương để em tự chiêm nghiệm. Mỗi