GÓT SẮT - Trang 273

Vừa đi quặt sang một phố khác, chúng tôi vấp phải một phụ nữ. Chị nằm

sóng sượt trên mặt đường, giữa một vũng máu. Hartman cúi xuống xem.
Tôi thì tôi muốn ngất đi. Tôi đã thấy nhiều người chết ngày hôm đó, nhưng
tất cả cuộc tàn sát không làm cho tôi xúc động bằng cái xác vô chủ đầu tiên
này, nó nằm ngay dưới chân tôi, trên mặt đường. - Chị ta bị bắn vào ngực, -
Hartman bảo.

Người đàn bà ôm chặt trong tay một gói giấy in, y như ôm một đứa con.

Ngay lúc chết, chị vẫn không chịu rời cái vật nó làm cho chị phải chết. Lúc
Hartman lôi được cái gói ra thì đó là những bản tuyên ngôn in rất to của anh
em Cách mạng. - Một đồng chí! - Tôi kêu lên.

Hartman không nói không rằng chỉ nguyền rủa cái Gót sắt rồi lại đi.

Nhiều lần chúng tôi bị cảnh sát hoặc các đội tuần tra giữ lại, nhưng nhờ có
mật hiệu chúng tôi vẫn đi lọt. Không có bom ném từ trên cửa sổ xuống nữa.
Những người khách bộ hành cuối cùng như đã chợt biến đâu mất và các
phố xá lập tức lại yên tĩnh hơn cả lúc trước. Tuy nhiên, cái chảo nước
khổng lồ vẫn réo lên sùng sục ở đằng xa, những tiếng nổ ẩm ầm từ bốn phía
vọng lại chỗ chúng tôi và những cột khói khủng khiếp bốc lên trời càng
thêm cao ngất.

--------------------------------

1 Chicago là cái địa ngục công nghiệp của thế kỉ thứ 19 thuộc công

nguyên. Ngày nay chúng ta còn được nghe một giai thoại rất lạ về John
Burns, một lãnh tụ lao động lớn đã một thời kì có chân trong Hội đồng tư
vấn của nước Anh. Ông sang thăm nước Mỹ và đến Chicago thì có một kí
giả hỏi cảm tưởng của ông về thành phố đó. Ông đáp: "Chicago là địa ngục
thu nhỏ lại". Ít lâu sau ông sắp đáp tàu biển về Anh thì một kí giả khác đến
hỏi ông xem ông có thay đổi cảm tưởng về Chicago không. Ông trả lời:
"Có, cảm tưởng của tôi có khác. Đối với tôi bây giờ thì địa ngục là Chicago
thu nhỏ lại".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.