GULLIVER DU KÝ 2: PHIÊU LƯU ĐẾN NƯỚC NHẬT BẢN - Trang 113

lãng những ca thán của các thần dân vì sự cai trị tồi tệ. Nhiều máu đã tuôn
chảy chỉ vì sự bất đồng quan điểm. Các cuộc tranh cãi đôi khi chỉ ở chỗ
thân thể là bánh hay bánh là thân thể; cái gì tốt hơn; hôn một mẩu gỗ hay là
ném nó vào lửa; màu sắc quần áo ngoài cần phải là màu gì; đen, trắng, đỏ

hay là xám và v.v..., - đáng giá bằng nhiều triệu sinh mạng

40

.

Đôi khi sự tranh cãi giữa hai đức vua bùng lên chỉ vì việc giải quyết vấn

đề: ai trong họ cần phải phế truất người thứ ba, mặc dù chẳng có ai trong số
họ có quyền ấy. Đôi khi một đức vua này tấn công đức vua khác chỉ vì sợ
nếu không thì đức vua kia sẽ tấn công trước; đôi khi chiến tranh nổ ra chỉ vì
kẻ địch quá mạnh còn đôi khi ngược lại vì kẻ địch quá yếu. Thỉnh thoảng ở
láng giềng của chúng ta không có cái mà chúng ta có, hoặc ngược lại có cái
mà chúng ta không có. Khi đó chiến tranh nổ ra và kéo dài cho đến khi họ
chưa lấy được cái mà ta có hoặc họ không cho ta cái của họ có. Người ta
cho là hợp lý nếu cuộc tấn công vào một đất nước mà dân cư của nó đang bị
kiệt quệ vì đói kém, đang bị dịch bệnh hoành hành hoặc đang bị lôi cuốn
vào các cuộc bất hòa nội bộ. Cũng đúng như vậy người ta coi cuộc chiến
tranh là chính nghĩa với một đồng minh thân cận nhất nếu như một thành
phố nào đó của đồng minh ấy phân bố tiện lợi cho chúng ta hoặc một mẩu
lãnh thổ nào đó của nó làm hoàn chỉnh lãnh địa của chúng ta. Nếu đức vua
phái quân đội của mình vào một nước mà dân chúng nghèo và dốt nát thì
một nửa nước đức vua có thể bị tiêu diệt một cách hợp pháp còn một nửa
khác thì bị nô dịch. Điều đó được gọi là đưa dân tộc thoát khỏi sự man rợ
và đưa họ đến các phúc lợi của nền văn minh. Cũng khá phổ biến cách hành
động của vua chúa và quý tộc như sau: đức vua xin nước láng giềng giúp đỡ
chống lại kẻ địch đang xâm phạm biên giới của ngài, sau khi đuổi được kẻ
thù, ngài bèn chiếm luôn lãnh địa của nước đồng minh còn bản thân nhà
vua kia hoặc bị giết, hoặc bị bỏ ngục hoặc bị đuổi đi. Quan hệ huyết thống
hoặc các liên kết hôn nhân là nguyên nhân rất thường xuyên của chiến tranh
giữa các nhà vua và họ càng có quan hệ họ hàng gần gũi thì họ càng thù
ghét nhau mạnh hơn. Các dân tộc nghèo thì tham lam, các dân tộc giàu thì
kiêu căng, mà tính kiêu căng và tham lam luôn luôn xung khắc nhau. Bởi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.