CHƯƠNG III
Nhiệm vụ được triết học và thiên văn học hiện đại giải quyết - Những
thành tựu to lớn của người Laputa trong lĩnh vực thiên văn - Phương pháp
của quốc vương đàn áp cuộc khởi nghĩa.
T
ôi được quốc vương ban cho ân huệ đi thăm các thắng cảnh của hòn
đảo. Người thầy giáo của tôi được lệnh đi cùng với tôi. Điều khiến tôi quan
tâm hơn cả là những cơ chế, hay những lực tự nhiên nào khiến cho hòn đảo
chuyển động được. Tôi sẽ kể về điều này ngay bây giờ.
Hòn đảo bay có dạng tròn trặn đường kính khoảng bảy nghìn tám trăm ba
mươi tám yard, hoặc gần bốn dặm rưỡi: thật vậy diện tích bề mặt của đảo
khoảng chừng chục nghìn mẫu Anh
. Chiều cao của đảo chừng ba trăm
yard. Một tấm kim cương phẳng dùng làm nền cho hòn đảo có bề dày gần
hai trăm yard. Mặt dưới của tấm kim cương luôn luôn hướng vào đất. Trên
tấm kim cương này có các lớp núi đá khác nhau, trên cùng, phủ một lớp đất
đen màu mỡ sâu mười hoặc mười hai foot
.
Ở trung tâm của hòn đảo có một vực thẳm đường kính gần năm mươi
yard, qua đó các nhà thiên văn tụt xuống một cái hang lớn. Hang có dạng
vòm và vì thế được gọi là Flandona gagnole hay là hang Thiên văn, nó nằm
ở độ sâu một trăm yard trong lớp kim cương. Trong hang này luôn có hai
mươi ngọn đèn cháy sáng do chúng được các bức tường kim cương phản
chiếu nên soi tỏ từng góc hang một. Trong toàn hang có đặt các kính lục
phân đa dạng, các hình vuông, các kính thiên văn, các dụng cụ đo độ cao
thiên thể và các dụng cụ thiên văn khác. Nhưng cái đáng chú ý nhất trong
số đó mà số phận hòn đảo phụ thuộc vào là một cục nam châm lớn có dạng
giống như con thoi dệt, có chiều dài chừng sáu yard, chiều rộng và phần
dày nhất chừng ba yard. Ở chính giữa thanh nam châm có một lỗ thủng
xuyên ngang, một trục kim cương cực kỳ chắc chắn xuyên qua lỗ này. Trục