và hạ xuống như thế mà hòn đảo dịch chuyển từ phần này của vương quốc
đến phần khác.
Tuy nhiền cần nhận xét thêm là hòn đảo bay chỉ có thể dịch chuyển trên
lãnh địa của quốc vương Laputa. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ các khoáng vật
tác động đến thanh nam châm lớn chỉ nằm trong ranh giới của vương quốc
này. Hơn nữa hòn đảo không thể nào nâng lên cao hơn mặt đất bốn dặm,
bởi vì ở độ cao lớn như thế thanh nam châm mất tác dụng.
Nếu đặt thanh nam châm ở vị trí thật cân bằng, thì hòn đảo đứng lại. Giải
thích hiện tượng này không có gì khó cả, các cực của thanh nam châm có
khoảng cách như nhau với mặt đất, bị tác động với cùng một lực giống
nhau, một, kéo hòn đảo xuống phía dưới, một, đẩy hòn đảo lên trên và do
đó hòn đảo đứng yên một chỗ.
Thanh nam châm chịu sự điều khiển của các nhà thiên văn học có kinh
nghiệm. Họ thay đổi vị trí của thanh nam châm theo mệnh lệnh của quốc
vương. Những nhà bác học này đã giành phần lớn đời mình để tiến hành
các quan sát chuyển động của các thiên thể. Các kính thiên văn ở đây về
mặt chất lượng hơn đứt các kính thiên văn của chúng ta. Các kính thiên văn
lớn nhất trong số đó dài không quá ba foot, nhưng chúng mạnh hơn các
kính một trăm foot của chúng ta rất nhiều, sự ưu việt này cho phép người
Laputa vượt xa các nhà thiên văn châu Âu của chúng ta rất nhiều trong
những phát minh của họ. Chằng hạn họ đã lập được danh mục của hai trăm
nghìn ngôi sao bất động
, trong khi bản danh mục phổ biến nhất của chúng
ta chỉ có không hơn một phần ba con số này. Ngoài ra, họ đã khám phá ra
hai ngôi sao tý hon hay là vệ tinh quay quanh sao Hỏa. Vệ tinh gần nhất
cách trung tâm của hành tinh này một khoảng cách bằng ba lần đường kính
của nó, vệ tinh thứ hai ở khoảng cách gấp năm lần đường kính hành tinh
.
Những người Laputa khẳng định rằng họ đã tiến hành quan sát chín mươi
ba sao chổi khác nhau và đã xác định với độ chính xác cao thời kỳ quay trở
lại của chúng. Nếu điều đó là đúng thì rất mong sao cho những kết quả quan
sát của họ trở thành sở hữu công cộng. Điều này chắc có thể hoàn thiện lý