nên bằng các nguyên nhân thực thể. Ai cũng biết là các nguyên lão nghị
viện thường mắc bệnh văn chương dài dòng, tính dễ nổi nóng và những
thói xấu khác nữa; những bệnh của não và đặc biệt của tim; chúng co giật
mạnh cùng với sự co rút đau đớn các dây thần kinh và hệ cơ của cả hai tay
và đặc biệt ở tay phải[2]; chứng tiết nhiều mật, chóng mặt, hoang tưởng;
các u tràng nhạc, ăn khỏe, bội thực và hàng loạt các bệnh khác mà không
thể nào liệt kê ra hết được. Bởi thế vị giáo sư tiến sĩ đề nghị: tất cả các lần
triệu tập nghị viện, cử một số bác sĩ có kinh nghiệm làm công cán trong ba
phiên họp đầu tiên. Khi kết thúc các buổi thảo luận những bác sĩ này nhất
thiết phải bắt mạch ở tất cả các nguyên lão nghị viện và theo dõi họ. Xác
định được ai trong số đó mắc bệnh gì sau khi khám cẩn thận, trong ngày
thứ tư các bác sĩ phải xuất hiện sớm trong buổi họp, trước khi khai mạc
phiên họp trao cho mỗi nghị viện: thuốc an thần, thuốc nhuận tràng, thuốc
tẩy, thuốc đắng, thuốc chát, thuốc làm suy nhược, thuốc chống đau đầu,
thuốc chống tiết mật, thuốc chống ráy tai, tùy theo loại bệnh. Sau khi kiểm
tra tác dụng của các thuốc này, trong phiên họp sau bác sĩ phải cho uống
tiếp hoặc thay thuốc hoặc ngừng uống thuốc.
Thực hiện dự án này vào cuộc sống không đòi hỏi các chi phí lớn, hơn
nữa dự án ấy theo ý kiến khiêm tốn của tôi có thể đem lại nhiều lợi ích cho
các nước; mà thượng nghị viện tham gia vào việc lập pháp: đem lại sự nhất
trí, giảm bớt hội họp, mở miệng của một số người hiện nay đang ngậm, làm
im mồm những kẻ xưa này vẫn nói nhiều hơn cả, làm giảm tính bồng bột
của tuổi trẻ và làm mềm dịu tính cứng rắn của tuổi già, làm thức tỉnh những
kẻ ngu đần, làm nguội bớt những người nóng nảy.
Dự án thứ hai của nhà bác học thâm thúy này như sau: mọi người phàn
nàn rằng những cận thần của quốc vương đều mắc bệnh trí nhớ kém. Bởi
thế giáo sư đề nghị mỗi người khi được đến triều kiến ở tể tướng, sau khi
trình bày thật ngắn gọn và rõ ràng nhất thực chất của công việc, khi từ biệt
hãy kéo mũi ông ấy hoặc đạp cho ông ấy một đạp vào bụng, hoặc đụng đến
chỗ đau, hoặc béo tai, hoặc dùng kim găm chọc, hoặc véo tay đến bầm tím
để khắc phục tính hay quên của bậc tể tướng. Nên lặp đi lặp lại thao tác đó