Ngày mùng một tháng 11 năm 1922, Méhémet VI bị truất ngôi rồi, Quốc
hội Thổ lên cầm quyền. Mustapha Kémal lập một đảng dân chủ, lấy tên là
Quốc dân đảng và ông hô hào các nhà ái quốc, các nghệ sĩ, các nhà bác học
góp ý kiến để lập chương trình hành động của đảng. Ông viết thư hỏi ý kiến
những người được dân chúng ngưỡng mộ và tôn trọng tất cả các ý kiến đó.
Đảng lập xong, ông được bầu làm chủ tịch, rồi sau được bầu làm Tổng
thống nước Cộng hoà Thổ.
Cũng cuối năm đó ông phái Ismet Pacha – vị anh hùng ở Ineunu – cầm đầu
một phái đoàn qua Lausanne họp hội nghị với các cường quốc châu Âu.
Mới đầu Anh, Pháp, Ý muốn ăn hiếp Thổ, đưa ra những đề nghị Thổ không
thể nhận được. Ismet Pacha giả điếc, làm thinh. Hội nghị bàn cải hai tháng
không có kết quả, phải giàn đoạn hai tháng nữa, tới đầu tháng tư năm 1923,
họp lại, bàn cãi thêm bốn tháng nữa, rốt cuộc phải nhượng bộ Thổ: quân
chiếm đóng phải rút về hết; miền ở chung quanh eo biển Dardanelles không
còn quân đội nước nào lại đóng nữa, Thổ thu lại hết đất đai mà không phải
bồi thường quân sự cho một nước nào cả.
Hiệp ước Lausanne là một thành công lớn trên đường ngoại giao của Thổ:
sau đại chiến thứ nhất, ngoài Thổ ra không một nước chiến bại nào mà lại
giành được cái quyền thương thuyết với kẻ chiến thắng như vậy.
Thành công đó đã làm cho thế giới ngạc nhiên, các quốc gia ở Cận Đông và
Trung Đông bừng tỉnh. Ấn Độ, Ba Tư, A Phú Hãn, các nước châu Phi, cả
Trung Hoa nữa đánh điện mừng Mustapha Kémal và ca tụng ông. Các nước
nhược tiểu bị áp bức hướng về vị anh hùng đó, coi ông như một người anh
cả có thể giúp đỡ bênh vực mình được; người ta kết thân với ông, yêu cầu
ông cầm đầu một phong trào chỉ huy một thánh chiến để cho Hồi giáo
chống lại Công giáo, phương Đông chống lại phương Tây. Tóm lại, Thổ lúc
đó đóng cái vai của Nhật sau khi thắng Nga năm 1905. Nhưng Mustapha
Kémal chưa tính xa như vậy, còn lo canh tân, tái thiết quốc gia cho mạnh