đã. Tuần tự và cương quyết, ông thực hành trong sáu năm nhiều cuộc cách
mạng nữa, làm cho Thổ từ một nước hủ lậu nhất thế giới thành một nước
tân tiến gần theo kịp các cường quốc Âu châu.
*
* *
Ở trên ta thấy ông thực hành được hai cuộc cách mạng tách vương quyền
và giáo quyền và thành lập chính thể Cộng hoà. Thành lập chính thể Cộng
hoà tức thị là huỷ bỏ vương quyền (Sultanat), bây giờ năm 1924 ông lại
huỷ bỏ luôn cả giáo quyền nữa (Califat) nữa.
Méhémet VI bị truất ngôi, thì mất luôn cả giáo quyền. Quốc hội đề cử một
người trong hoàng tộc là Abdul Mejid làm Calife mà giữ giáo quyền. Giải
quyết như vậy chỉ là tạm bợ vì Mustapha Kémal hiểu rõ rằng bất kỳ ở nước
nào, bao giờ cũng có một số người thông minh hoặc vô tình hoặc cố ý lợi
dụng tôn giáo để làm chính trị, lợi dụng lòng mê tín của quốc dân để mưu
quyền lợi riêng cho mình hoặc cho đảng mình. Cho nên ông nhất định truất
luôn cả hai chức giáo giáo chủ. Ta phải khen ông điều này: ông đã làm
Tổng thống Thổ rất có thể giảng giảng cho Quốc hội để Quốc hội trao luôn
giáo quyền cho ông, như vậy chắc Quốc hội sẽ không từ chối mà quyền
hành của ông tăng lên gắp đôi; chính một số dân biểu đề nghị với ông như
vậy, nhưng ông không chịu vì như thế trái với nguyên tắc tách thế quyền
với giáo quyền mà ông đã long trọng tuyên bố hai năm trước. Ông cũng
biết rằng phế ngôi giáo chủ đi thì quốc dân sẽ phản đối (dân Thổ rất ngoan
đạo) mà quân đội cũng có thể phản đối nữa. Nhưng ông cương quyết giữ
clập trường, giảng cho quốc dân hiểu rằng ông vẫn tôn trọng tín ngưỡng
của mọi người, chỉ bỏ giáo quyền đi thôi, vì quyền đó là di tích của thời cổ,
thời mà dân tộc Ả Rập bị dân tộc Thổ đánh bại, muốn lợi dụng tôn giáo để
ngấm ngầm ảnh hưởng đến tâm hồn dân Thổ rồi đến chính trị của người
Thổ. Quốc hội hiểu ông và tháng 3 năm 1924, biểu quyết một đạo luật bãi
bỏ giáo quyền, dẹp Bộ Tôn giáo, dẹp các toà án tôn giáo, và dẹp luôn cả