các trường học thuộc về giáo hội mà trong đó ngoài thánh kinh Koran ra,
người ta không dạy học sinh một môn nào khác. Thế là các dân tộc khác
theo đạo Hồi hồi, nhất là dân tộc Ả Rập không còn cơ hội để xen vào chính
trị của Thổ được nữa.
*
* *
Sau đạo luật đó, Thổ thành một nước Cộng hoà dân chủ không có quốc
giáo, và tôn giáo nào cũng ngang hàng nhau. Đế quốc Thổ xưa kia gồm cả
người Âu, người Á lẫn người Phi, tính ra có đến hơn chục giống: Ả Rập, Ai
Cập, Ba Tư, Ma Rốc, Nga, Hi Lạp, Lỗ… Bây giờ Thổ mất hết thuộc địa,
giang sơn thu vào một khu hình chữ nhật từ Arménie qua biển Egée, từ Hắc
Hải xuống Syrie và bờ biển ngó ra đảo Chypre (coi bản đồ trên) nhưng
trong khu đó cũng còn đủ các giống người, mà trừ Thổ ra, thì đông nhất là
Ả Rập và Hi Lạp.
http://www.shunya.net/Pictures/Turkey/turkey.gif
Bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay
(Nguồn: maurymccown.com)
Đối với người Hi Lạp ông đã có cách giải quyết: trong hiệp ước Lausanne
đã có một khoản buộc hai triệu người Hi Lạp phải trở về xứ sở của họ mà
họ chưa hề được thấy; ngược lại những người Thổ lập nghiệp trên đất Hi
Lạp phải trở về Thổ. Chính sách đó có vẻ tàn bạo quá, làm cho dân chúng –
cả Hi lẫn Thổ - ta oán rất nhiều; nhưng đứng về phương diện quốc gia mà
xét, thì ta phải nhận rằng hễ muốn cho Thổ mau thành một nước mạnh mẻ,
thống nhất, thì không thể làm cách khác được.
Còn đối với người phương Đông như Ả Rập, Ba Tư, Ai Cập, Syrie… tức