những việc đó. Và lần lần người ta tin ở những con người máy (robot),
những bộ óc điện, những bộ máy tư tưởng.
Tin như vậy cũng hơi quá. Tất nhiên là máy không thể suy nghĩ được. Tôi
xin lấy một thí dụ giản dị: khi luồng điện mạnh quá thì dây chì chảy ra mà
chúng ta tránh được một hỏa hoạn. Ta nói là cầu chì nổ. Không ai nghĩ rằng
cầu chì thông minh. Một bộ óc điện phức tạp hơn nhiều, cho nên người ta
tưởng nó có những tính cách bí mật; nhưng sự thực nó cũng chỉ gồm nhiều
cầu chì mà luồng điện có thể qua được hay không qua được. Khi luồng điện
qua, người ta cho hiện lên một con số nào đó (chẳng hạn số không); khi
luồng điện không qua, người ta cho hiện lên con số khác (chẳng hạn số
một); theo phương pháp đó, người ta có thể cho máy làm những bài tính rất
rắc rối. Chỉ khác mỗi một điều là máy toán không dùng những cầu chì
thường, cứ cháy rồi là phải thay; mà dùng những đèn điện như loại đèn của
các máy vô tuyến điện; hoặc những bộ phận tinh tế hơn nữa gọi là
transistor.
Dùng những máy toán cực kỳ rắc rối, gồm cả triệu bộ phận như vậy, người
ta có thể làm xong trong vài giây những bài toán khó khăn đến nỗi, dùng
cây viết mà tính thì phải cả một đời người mới xong. Máy tính nhanh hơn
cả tốc độ của một viên đạn, nghĩa là bắn phát đạn ra, khi viên đạn chưa tới
đích thì máy đã cho ta biết được nó sẽ đi qua chỗ nào và nổ trúng đâu. Máy
còn có thể thay người để lái một phi cơ, điều khiển một xưởng.
Loài người được năng lực kỳ diệu đó là nhờ công trình của Wiener và
những người cộng tác với ông. Tuy vậy, muốn cho công bằng, chúng ta
cũng không nên quên ơn một người Pháp tên là Francois Dussand, người
đầu tiên đã xây dựng một lý thuyết tổng quát cho tất cả các loại máy đó.
Vậy máy có thể thay bộ óc của con người mà làm được nhiều công việc
mau hơn người, nhưng không thể nào thông minh như óc của loài người
được.
Ông Wiener đã nhận xét rất đúng rằng những máy giúp chúng ta làm điều
thiện mà cũng có thể tăng năng lực của chúng ta để làm điều ác.
Nhờ môn kiểm động học người ta có thể chế tạo những người máy lái phi
cơ để oanh tạc một châu thành. Nhưng cũng nhờ khoa đó, người ta đã chế