đổi nào cả. Klein vẫn giữ chức cũ. Semmelweis tiếp tục thí nghiệm, lần này
vào loài thỏ và kết quả là chín con thỏ khỏe mạnh bị ông chích mủ sốt sản
hậu vào cơ thể thì cả chín con đều mắc bệnh và có bảy con chết, chỉ có hai
con sống sót.
Thí nghiệm đó trình lên Hàn Lâm Viện khoa học Vienne, nhưng các ông
Hàn bảo rằng nó không giá trị gì cả, chỉ có những thống kê ở dưỡng đường
– Tức những thống kê của Klein – Mới đáng tin thôi!
Mãi đến tháng tư năm 1849, Skoda mới nhận được lời cám ơn đầu tiên của
bác sĩ Michaelis ở Kiel, nơi mà người ta phải đóng cửa nhà hộ sinh vì bệnh
sốt sản hậu giết nhiều người quá. Thư rằng:
Khi tôi nhận được thư của ông thì tinh thần tôi đương chán nản ghê gớm.
Nhà hộ sinh của chúng tôi phải đóng cửa từ ngày mùng một tháng bảy đến
ngày mùng một tháng mười một. Rồi lại tiếp ba bệnh nhân, người thứ nhất
chết, hai người sau, may mà cứu được.
…Bài báo của ông làm cho tôi tin tưởng trở lại …
…. Lần thứ nhất, tôi thấy có một chút hy vọng.
Tức thì tôi áp dụng phương pháp khử độc bằng nước vôi pha Chlore. Và từ
đó, không thấy một sản phụ nào mắc bệnh sốt sản hậu nữa, trừ mỗi một
người trong tháng hai … Cho nên, tôi hết lòng cảm tạ ông … Ông đã giúp
cho nhà hộ sinh của chúng tôi khỏi bị đóng cửa. Ông đã cứu được hàng
trăm nhân mạng … Xin ông cho tôi gởi lời ngưỡng mộ và cám ơn bác sĩ
Semmelweis … Khi tôi nghĩ đến những sản phụ mà chính tôi đã giết! …
Skoda đưa thư cho Semmelweis coi, bảo:
- Rồi sẽ nhận những bức thư như vậy nữa ở khắp xứ. Phải đóng khung nó
lại rồi đăng báo Y Học Vienne.
Ngay tối hôm đó, Semmelweis trả lời bác sĩ Michaelis, hy vọng ông này sẽ
là một người truyền bá đắc lực phương pháp của mình. Nhưng trớ trêu
thay! Bức thư không bao giờ tới tay Michaelis cả. Vì quá đau khổ, hối hận
vì tội lỗi của mình, Michaelis đã đâm đầu vào xe lửa tự tử. Bác sĩ Litzmann
lên thay ông ta, tức thì bỏ phương pháp phòng độc, cho là ngây thơ!