những nhà hộ sinh.
Đọc những tin đó, Semmelweis nắm chặt tay lại, nghiến răng la lên:
- Không có trời ư? Trời không có mắt ư? Sao trời để cho họ tiếp tục giết
người như vậy?
Ở bên Anh, người ta liệm hai cái thây lại chung một áo quan để thiên hạ
không biết rằng chết nhiều đến bực nào!
Cô Maria lại an ủi chồng, ông gục đầu vào lòng vợ khóc nức nở.
Sách ông viết xong, rất đầy đủ và sáng sủa. Cũng chỉ có mỗi một tiếng
vang nhỏ. Vài bác sĩ ở Greifswald, ở Helsingfors gởi thư về khen, hứa sẽ
thí nghiệm phương pháp mới, nhưng kết quả thí nghiệm ra sao thì họ không
cho biết! Một bức thư an ủi tác giả nhất được gởi từ Hanovre, của một
thanh niên tên là Kugelman – Học trò của Michaelis.
Thư rằng:
“Xin giáo sư cho tôi được tỏ với giáo sư cái nỗi vui thiêng liêng của tôi khi
đọc tác phẩm của giáo sư … Tôi đã không nhịn được mà phải bật ra lời
này trước mặt một bạn đồng nghiệp:
- Người đó là một Jenner * thứ nhì! (Jenner là một y sĩ Anh (1749 – 1823)
đã phát minh ra phương pháp chủng đậu và viết nhiều sách về phương pháp
đó).
Trong nhân loại, ít ai truyền bá được những ân huệ lớn lao và lâu bền …
Và trừ vài lệ ngoại, loài người đã hành hạ những ân nhân của mình….
Tôi mong rằng giáo sư sẽ không nản chí mà tiếp tục cuộc chiến đấu vĩ đại
và vẻ vang đó, cho tới lúc thành công. …”
Cùng với bức thư đó, Semmelweis nhận được một cuốn sách, trang đầu có
đôi lời đề tặng này:
“Tôi trân trọng xin giáo sư nhận cuốn sách quý nhất và thân nhất của tôi
này, gọi là để tỏ chút lòng biết ơn giáo sư!”
Ký tên: Kugel.Man.
Cuốn sách đó là của Jenner, xuất bản lần đầu và mang chữ ký của tác giả.
Nhưng chỉ một bức thư như vậy thì có biết bao bài báo cay độc.
Kẻ thì viết:
“Trừ Semmelweis ra, không ai nhận thấy một chút kết quả gì của phép khử