GƯƠNG HY SINH - Trang 33

là xấu hổ quá.
Chắc bạn cũng trách người cha đó là lỗ mãng, vô lý, mười phần có lỗi cả
mười. Nhưng xin bạn đọc một câu chuyện tương tự dưới đây, xảy ra ở Mỹ
cách nay khoảng một thế kỷ, vào năm 1854.
Bạn biết tên Edison chứ, nhà phát minh kỳ tài sáng chế ra đèn điện và máy
hát? Hồi bảy tuổi, ký tính ông rất kém, học cái gì quên cái đó, luôn luôn
“đội sổ”, ở trong lớp thì hoặc mơ mộng, hoặc nói chuyện làm cho thầy giáo
thất vọng. Nhiều bác sĩ coi đầu ông vừa lớn dị thường, vừa móp, đoán rằng:
ông sẽ đau óc.
Một buổi chiều, ở trường về, ông hỏi bà mẹ:
- Má, thế nào là “trật đường rầy”, má?
Bà cụ phì cười:
- Một chuyến xe lửa trật đường rầy, mà con không hiểu sao?
- Hiểu chứ, má; nhưng một đứa nhỏ trật đường rầy là nghĩa làm sao?
- Nghĩa là nó hơi khùng, chứ làm sao?
- Và thế nào là “không bình thường” má?
- Không bình thường? Nghĩa là… Nhưng con nghe ai nói vậy?
- Chiều nay ông Thanh tra tới thăm trường, má ạ. Ông có hỏi thầy về các
học trò. Con thấy thầy chỉ con cho ông Thanh tra, rồi bảo rằng con “trật
đường rầy”, con “không bình thường” như những trò khác, và dạy dỗ con
chỉ là tốn công vô ích.
Tức thì bà cụ nhảy choi choi lên, la:
- A, thầy giáo bảo con như vậy, hả? Đi ngay với má, má lại làm một trận
cho thầy ấy biết tay con mụ này.
Và bà cụ, mắt long lên, nắm tay cậu con lôi đi, hùng dũng tiến lại nhà ông
giáo. Tới nơi, bà cụ chỉ mặt nhà giáo, bảo:
- Nè, thầy nói những gì với ông Thanh tra về thằng Al của tôi - Edison
chính tên là Thomas Alva Edison, trong nhà thường gọi là Al - tôi biết hết.
Thầy bảo nó là “trật đường rầy”, tôi truyền đời cho thầy hay: có kẻ nào trật
đường rầy thì là thầy, chứ không phải nó. Tôi chỉ cầu cho thầy thông minh
bằng nửa nó thôi.
Rồi bà nắm tay đập lên bàn nhà giáo, gầm lên:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.