GƯƠNG HY SINH - Trang 58

mà lại cực kỳ hòa hợp với nhau.

Vâng, ông bà Curie có nhiều điểm bất đồng, có thể nói là tương phản nữa.
Ông là người Pháp, bà là người Ba Lan, ngôn ngữ và phong tục không
giống nhau. Bên ông là một gia đình mà thời đó người ta gọi là hạng “Tư
tưởng tự do”, nghĩa là không theo một tôn giáo nào cả; còn bên bà thì theo
đạo Ki Tô đã từ mấy đời. Tính tình cũng khác: ông có vẻ mơ mộng hiền
lành, bà thì lanh lợi, hoạt động, hơi bướng bỉnh. Và chí hướng, lúc chưa
cưới còn khác xa nữa: bà là công dân một nước nô lệ chỉ muốn đem hết tài
lực ra hy sinh cho tổ quốc, khai hóa dân trí và bẻ gẫy cùm xích của Nga;
còn ông, thì không biết những ranh giới quốc gia, chỉ nhắm mục đích
phụng sự khoa học và nhân loại.
Như vậy thì ai chẳng bảo rằng cặp vợ chồng đó khó ở đời với nhau được.
Nhưng kết quả thì ngược lại: trong lịch sử khoa học, người ta chưa thấy
cuộc hôn nhân nào đẹp đẽ hơn, đầm thắm hơn,, mà lại ích lợi cho nhân loại

***

Ông, tên là Pierre Curie, sanh ngày 15 – 5 – 1859 trong một gia đình trung
lưu, gốc gác ở Alsace, lập nghiệp ở Ba Lê ( Paris). Thân phụ là một lương y
thích nghiên cứu về khoa học, rất săn sóc sự học của các con. Tánh chậm
chạp, mơ mộng, nhưng có khiếu về toán và vật lý, lại nhờ được cha và thầy
( ông A. Bazille, một giáo sư toán có tài) khéo dìu dắt nên năm mười sáu
tuổi, Pierre Curie, đậu tú tài khoa học, rồi hai nmă sau đậu cử nhân vật lý.
Năm mười chin tuổi, ông được làm một chân giúp việc thí nghiệm cho các
giáo sư trường Đại học Khoa học ở Ba Lê, và gặp cơ hội thuận tiện, ông bắt
đầu tìm tòi về Khoa Học. tài của ông xuất hiện liền. Ông nghiên cứu về các
tinh thể, kiếm được một cách để đo những điện lượng rất nhỏ, chế được
một kiểu cân rất nhạy. sau mười lăm năm cặm cụi cho khoa học như vậy,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.