năm 16 tuổi, cô đậu bằng cấp Trung học; nhưng vì cha già, phải nghĩ học,
và ít tháng sau, phải làm nghề kèm trẻ em học trong các nhà giàu để kiếm
tiền giúp gia đình. Có dư thì giờ, cô còn dạy không cho các người nghèo,
tin rằng khai dân trí là bước đầu để giành lại độc lập cho tổ quốc. Nhưng cô
vẫn thấy sức học còn kém, vẫn mong được qua học bên Pháp, nên bàn với
chị là cô Bronia, góp sức với nhau để có tiền du học: cô chị sẽ qua Ba Lê
trước, học Y khoa; trong thời gian đó cô em dạy học, để dành tiền gởi cho
chị; chị thành tài rồi, về nước, sẽ chu cấp cho cô em qua Ba Lê học về
Khoa học.
Chương trình đó được thực hành liền. Một gia đình giàu có ở thôn
quê đón cô Marie về dạy học cho trẻ và trả cô một số lương khá hậu. Cô
nhận lời, vừa dạy học, vừa tự học thêm về vật lý. Được hơn một năm, cậu
con chủ nhà yêu cô; cô cũng mến người phong nhã đó. Nhưng khi cậu xin
phép cha mẹ để hỏi cô thì bị cha mẹ mắng cho một trận dữ dội: “Tao mà lại
đi làm thong gia với lão giáo quèn đó à? Mày là con chủ nhà mà lại đi cưới
cái hạng gần như toi đòi à?”. Cuộc tình duyên tới đó chấm dứt hẳn. Cô
Marie, chua xót trong long, nhưng cũng rán nuốt hận, làm bộ không hay
biết gì hết, ở lại thêm một năm, dành dụm thêm ít tiền; và khi cô chị không
cần tiền phụ cấp của cô nữa, thì cô xin phép cha qua Ba Lê du học liền.
* * *
Mùa thu năm 1891, cô tới Ba Lê, ghi tên vào ban Khoa học ở trường
Đại học Sorbonne. Mới đầu, cô tạm sống chung với chị và anh rể ( một
người Ba Lan, làm y sĩ) sau ra ở riêng trong một gác xép chật hẹp. Lúc đó
cô gặp mọi nỗi thiếu thốn; nhưng tính khẳng khái, không muốn nhờ cậy
anh chị, cô âm thầm chịu đói, chịu rét. Một lần cô té xỉu trước mặt một
người bạn. Người này đi báo cho ông anh rể của cô hay. Ông ta tới, lục xét
trong phòng không thấy không thấy một món ăn nào, lò thì lạnh mà đĩa
chén thì sạch nhẵn, đoán được căn do, hỏi gạn cô một hồi, cô mới chịu thú