duyên, lòng cô cơ hồ đã lạnh.
Hè năm đó, cô về Ba Lan. Ông ân cần dặn :
- Tháng mười, cô trở lại đây nhé ? Cô hứa với tôi là trở lại đây nhé ? Ở
Ba Lan thì làm sao tiếp tục học được ? Mà cô không có quyền bỏ khoa
học !
Ông muốn nói : « Cô không có quyền bỏ tôi » đấy.
Cô Marie thản nhiên đáp :
- Tôi cũng muốn được vậy lắm.
Xa cô, ông nhớ nhung đánh bạo viết thư hỏi cưới. Cô từ chối. Lấy một
người Pháp rồi bỏ gia đình, xứ sở đi à ? Cha thì già mà nước nhà ở trong
cảnh nô lệ. Bỏ đi sao đành ? Không thể được !
Ông thất vọng. Cô an ủi, xin đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ. Ông đành
vâng lời, nhưng vẫn gửi những bức thư nồng nàn cho cô. Trong một bức,
ông viết.
“Chúng ta đã hứa với nhau (phải vậy chăng?) ít nhất cũng giữ được
tình than với nhau. Miễn cô đừng đổi ý! Vì không có lời hứa nào là bó buộc
cả; những cái đó, không có ai ép được ai. Nhưng nếu chúng ta được sống
bên cạnh nhau, mê man trong những mộng của chúng ta: mộng giúp nước
của cô, mộng giúp nhân loại và mộng khoa học của chúng ta, thì đời sẽ đẹp
biết mấy nhỉ? Ôi, có thể như vậy được chăng?
Trong những mộng đó, theo tôi chỉ có mộng cuối cùng là chánh
đáng. Tôi muốn nói rằng chúng ta không thể thay đổi tình trạng xã hội
được, và nếu có thay đổi được đi nữa, thì chúng ta cũng không biết nên làm
cái gì, và khi hoạt động theo một chiều nào đó, chúng ta không bao giờ
chắc chắn được là lợi nhiều hơn hại, vì biết đâu ta chẳng làm chậm lại một
cuộc biến hóa không sao tránh được. Về phương diện khoa học, trái lại,
chúng ta có thể hy vọng làm được cái gì: ở đây, địa vực vững vàng và mỗi
phát minh, dù nhỏ đến đâu, cũng là một thâu hoạch vĩnh viễn.
…. Chúng ta đã đồng ý là giữ tình thân với nhau, nhưng nếu trong một
năm nữa, cô vĩnh biệt nước Pháp mà chúng ta không bao giờ gặp nhau nữa,
thì tình thân đó chẳng là viễn vông quá ư ? Cô ở lại với tôi có phải là hơn