mà những bất đồng giữa hai bên đã san phẳng : bà đã thành một người « tư
tưởng tự do » như ông, đã tạm quên cái nhiệm vụ công dân ba Lan mà
hướng tâm về khoa học; còn ông, khi cưới xong, cũng bắt đầu học tiếng Ba
Lan và coi Varsovie là quê hương thứ nhì của mình. Cả hai đều nhắm
chung một mục đích : nghiên cứu và phát minh.
Mùa hè năm đó, hai ông bà sống những ngày thần tiên. Họ cưỡi
xe máy đi dạo khắp miền phụ cận Ba Lê; tới đâu ăn đó, khi thì chia nhau
những miếng bánh, những trái lê dưới bóng cây trong rừng thưa ; khi thì
giải khát trong những quán trọ miền quê, bên một con đường thiên lý. Họ
thơ thẩn dạo mát trên đồi, vừa đi vừa suy nghĩ về những nghiên cứu khoa
học.
Họ mướn một căn ba phòng. Đồ đạc rất sơ sài vì họ không có tiền
để mướn người ở, cũng không có thì giờ để dọn dẹp. Trong phòng chính
chỉ kê mỗi một cái bàn bằng gỗ tạp không sơn với hai chiếc ghế ở hai đầu.
Hai ông bà đã quyết định là không tiếp khách mà cũng chẳng giao du với
ai. Ông lúc đó đã đậu tiến sĩ vậy lý và dạy ở trường Vật lý, lương được năm
trăm quan một tháng, vừa đủ chi tiêu. Bà học thêm thạc sĩ để hy vọng sau
này cũng dạy học giúp ông.
Những bà nội trợ nào phàn nàn rằng tối tăm mặt mũi về công việc nhà
cửa, nên coi chương trình làm việc mỗi ngày của bà Curie : nghiên cứu ở
phòng thí nghiệm tám giờ, lo việc nhà hai hay ba giờ, rồi lại học thi thạc sĩ
nữa. Có khi hai ba giờ khuya bà chư nghỉ : còn phải tính sổ chi tiêu, vá áo
cho ông và coi sách lám bếp. Không thể bắt chồng ăn toàn baáh mì với bơ
và trái cây được. Vả lại còn phải giữ tiếng với họ hàng bên chồng chứ. Dù
đậu cử nhân hay thạc sĩ cũng mặc, một phụ nữ Ba Lan không thể « đoảng »
về bếp núc được. Mà cái môn nấu nướng thực cũng khó khăn, bí mật như
môn hóa học chứ kém gì : phải đổ bao nhiêu nước, thêm bao nhiêu muối,
luộc bao nhiêu phút ? Ba ghi hết thảy những thành công và thất bại của bà y
như y những thí nghiệm khoa học vậy. Điều cần nhất là phải làm sao cho