Hàn lâm viện Khoa học.
* * *
Nhưng đó chỉ là bước đầu. Tiếp theo là bốn năm lao tâm, lao lực nữa ; vì
muốn cho thế giới nhận thuyết mới mẻ, táo bạo đó, ông bà phải làm cách
nào tách riêng được chất polonium - rồi tính được trọng lượng nguyên tử
của nó, tóm lại là phải cho thiên hạn thấy được radium nghuên chất. Muốn
vậy phải giải quyết được ba vấn đề này :
- Kiếm cho được thật nhiều chất pechblende để nấu.
- Kiếm được chỗ để nấu,
- Kiếm được tiền chi tiêu vào việc nghiên cứu đó.
Vấn đề thứ nhất, ông bà giải quyết được dễ dàng.
Chất pechblede tuy đắt, nhưng cặn của nó thì rẻ mạt, mà dùng để nấu
raradium được. Một bạn thân ở Áo sẵn sàng gởi tặng cho ông bà hàng tấn
cặn đó.
Về vấn đề thứ nhì, ông xin trường Đại học Sorbonne một chỗ để thí
nghiệm. Người ta từ chối, ông đành xin một cái kho bỏ không lát gạch mà
chỉ có một lớp hắc ín, còn đồ đạc thì chỉ có vài cái bàn, mọt, một cái bảng
đen và một lò bằng gang. Nhưng thôi, cũng tạm được, có chỗ để thí nghiệm
còn hơn là không.
Còn vấn đề thứ ba thì không nhờ cậy được ai hết. Ông bà đành bóp
bụng, giảm mọi chi tiêu trong gia đình để mua dụng cụ, vật liệu thí nghiệm.
Và ở trong cái kho tồi tàn, ẩm thấp, lạnh lẽo đó, ông bà đã nấu hàng
tấn cặn pechblende ; ông thì thí nghiệm, bà thì coi lò. Tay bà chai lên vì xúc
than, xúc cặn pechblende ; bà sặc cụa vì khói, vì bụi, mùa hè thì chịu nóng
như thiêu mà mùa đông thì phải nép trong một góc để tránh dột hoặc gió.
Quả là một đời sống «trái với thiên nhiên» như ông đã dự tính từ hồi hai
mươi tuổi. Nhưng ông bà thấy đời sống trái thiên nhiên đó thích thú vô
cùng, và sau này, nhắc lại kỷ niệm xưa. Bà viết « Lúc ấy chúng tôi sống
như trong một giấc mộng ». Thỉnh thoảng ông lại ngừng tay hỏi bà :
- Mình, mình thử đoán chất radium sẽ nấu được, màu sắc ra sao.
Hoặc bà hỏi ông :