không ? »
Bức thư đó so với bức thư của Pasteur gởi cho cô Marie Laurent (cũng
lại Marie nữa) để cầu hthì giọng đầm thắm, kh ảái hơn nhiều. Ai ngờ một
nhà khoa học đã ba mươi lăm tuổi mà lời tình tứ như vậy nhỉ ?
Mùa thu năm đó, cô marie lại trở qua Ba Lê để học. Pierre Curie mừng
rơn, lại càng gắng công đeo đuổi. Ông năn nỉ cô cho ông được làm việc
trong một căn phòng ở bên cạnh phòng của cô. Tất nhiên hai phòng cách
biệt hẳn nhau. Cô từ chối. Ông lại đòi cuối niên học, theo cô qua Ba Lan : ở
đó, ông sẽ dạy Pháp ngữ để sống, rồi khảo cứu về khoa học với cô. Ông
biết rằng ở Ba Lan không đủ thuận tiện để khảo cứu, nhưng mặc, miễn là
được ở gần cô. Cô vô cùng cảm động, nhưng không thể nhận một sự hy
sinh lớn lao tới bực đó. Ông không thất vọng, dễ gì kiếm được một thiếu nữ
có thiên tài ! cho nên đã gặp, thì ông định níu lấy.
Rút cục, mãi tới mười tháng sau, cô Marie mới xiêu lòng và nhận lời.
Lễ cưới định vào ngày 25 -7 -1895. Lễ rất đơn sơ, khác hẳn thế tục. Cô dâu
không bận áo trắng, (cô chỉ may một chiếc áo xanh dương để cưới xong, có
thể bận đi làm được), không đeo nhẫn cưới, không bầy tiệc cưới, không làm
lễ tại nhà thờ (vì một năm nay, cô đã chịu ảnh hưởng của Pierre Curie,
chuyên tâm vào khoa học mà nhác việc đi lễ), mà cũng chẳng mời trưởng
khế tới dự : gia tài của hai bên có gì đâu, ngoài hai chiếc xe máy mới mua
do tiền mừng của một người thân.
Nhưng cuộc hôn nhân giản dị nhất đó lại là cuộc hôn nhân thành công
nhất cổ kim, thành công vì đã gây được hạnh phúc cho hai bên, và cho cả
nhân loại. Chắc chắn là nếu hai ông bà không sống chung với nhau thì sự
nghiệp khoa học của bà không có gì mà sự nghiệp của ông cũng không
được rực rỡ như sau này ta sẽ thấy.
*
Thế là sau một năm rưỡi đeo đẳng, ông đã hoàn toàn cảm hóa được bà,