GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 22

Có danh từ nói trên là vì ông Tán Cao đã dám móc mắt moi gan trước

phiên tòa, làm cho Thống sứ Bihourd và các võ quan ngồi xử đều xanh máu
mặt và ngạc nhiên thấy dân tộc Việt Nam gan dạ có thua kém gì dân tộc
Nhật Bổn đã nối tiếng về tục Ha ra Ki ri.

Trước khi nói đến phiên tòa « đẫm máu » ấy, xin bạn đọc hãy biết qua

thân thế Ông Tán Cao.

Người có can đảm tự móc mắt moi gan ấy lại có một bà mẹ cũng ghi

tên trong trang sử liệt nữ vì bà đã có một cử chỉ bi tráng không kém : cắt vú
trước bàn thờ chồng để cho khỏi lọt vào tay một nhà quyền thế.

Chánh sử không chép tên bà, song dã sử nói đến « thân mẫu của Ông

Tán Cao ». Bà là người làng Cát Bì tỉnh Bắc Ninh, lấy chồng người cùng
làng, vốn là một nho sĩ thanh bạch. Khi bà có thai sắp đến ngày sanh nở, thì
chồng bà từ trần.

Sẵn nhan sắc, bà lọt vào mắt xanh một người giàu, có thần thế trong

làng. Ông nhà giàu cho người dụ dỗ bà làm vợ bé. Bà biết rằng không
thuận, thế nào tên gian ác kia cũng hãm hại, nên dùng kế hưỡn binh, xin
phép cho mãn tang chồng bà sẽ về làm vợ bé nhà phú hộ.

Ba năm sau, ngày cúng mãn tang được cử hành trọng thể. (Nhà phú hộ

khấp khởi mừng thầm sẽ được thỏa mãn).

Người quả phụ mặc đồ tang, khấn vái trước bàn thờ, khóc lóc một hồi

rồi rút con dao bầu ra (dao giết heo) cởi phanh áo, cắt cả cặp vú. Máu chảy
ra lênh láng, bà ngã khuỵu trước bàn thờ và một lúc sau đi theo hồn chồng
về bên kia thế giới.

Dưới chế độ phong kiến, người mẹ cô đơn muốn trọn tiết đã đành bỏ

lại đứa con mới trên ba tuổi, vừa thôi bú.

Người trong họ phải nuôi đứa nhỏ ấy lớn khôn.

Nguyễn Cao mồ côi cha mẹ, sống nhờ bà con họ hàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.