GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 24

Năm sau, (1884) bọn triều thần nhu nhược, cầu an, xúi vua ký Hiệp

ước Bảo hộ cho quân đội pháp ra chiếm đóng Bắc kỳ và bảo hộ cho dân
chúng Bắc ; còn Nam Kỳ đã thành thuộc địa Pháp.

Đảng Cần Vương nổi lên khắp nơi.

Ngoài Bắc, các nhóm Văn Thân không chịu chế độ bảo hộ, kéo nhau

tới Hải Dương, làng Xuân Dục, nơi đây có ông Nguyễn thiện Thuật, tức
Tán Thuật, dựng cờ Cần Vương chống Pháp. Ông Nguyễn Cao đang làm
Án sát tỉnh Thái Nguyên, cũng bỏ hết chức tước, một mình một ngựa phóng
về Hải Dương, tìm ông Tán Thuật.

Chiêu tụ được đông Văn Thân rồi, ông Tán Thuật được tôn lên làm

Minh Chủ, với chức nguyên soái điều khiển quân sĩ. Còn ông Tán Cao được
cử lên chức Phó nguyên soái phụ tá ông Thuật.

Tổng hành dinh lúc đầu đặt ở Hải Dương, song các Văn Thân thấy tỉnh

này ở vùng Trung Châu, gần Hà Nội quá, khó mà chống Pháp có hiệu lực,
nhứt lại còn phải đề phòng thất bại, có đất lui binh.

Ông Tán Thuật bàn nên dời lên vùng thượng du có núi non hiểm trở,

rừng rậm bao la có thể là đất thích nghi nhứt cho việc dụng binh. Ai cũng
tán thành ý kiến ấy.

Tổng hành dinh dời lên Thái Nguyên là nơi ông Nguyễn Cao đã từng

điều khiển quân mã, biết rõ địa hình và thổ dân… Ông nói rõ hết cho Chủ
soái biết cách thức hành quân ở vùng này. Rồi ông xin mở mặt trận ở ngay
Hà Nội, đánh vào những đồn binh Pháp. Các nhân vật trong bộ tham mưu
tán thành và giao trọn quyền điều động binh mã cho ông.

Nguyễn Cao trở về Hà Nội, lựa Bãi Sậy làm nơi xuất binh.

Dân chúng nghe danh ông Tán Cao khởi nghĩa, ùn ùn kéo nhau tới xin

đầu quân. Những binh sĩ cũ đã từng xông pha mặt trận, dưới quyền chỉ huy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.