của ông đánh giặc Ngô Côn, biết ông là tướng giỏi nên kiếm đến xin đi theo
chống Pháp.
Đủ lực lượng hùng mạnh rồi, Ông cho lịnh đánh phá các đồn Pháp.
Nhưng quân Bãi Sậy võ khí thơ sơ, chỉ có súng hỏa mai trong khi Pháp
sử dụng thần công đại bác ; lòng ái quốc dầu có hăng hái nồng nàn đến đâu
cũng khó đem sức trứng chọi với đá được.
Trong một trận giao phong, ông Nguyễn Cao trúng đạn suýt chết. Băng
bó xong vết thương, ông không chịu nghỉ ngơi, bắt các người phụ tá để ông
nằm trên cái chõng tre khiêng ra mặt trận, ông hô hào binh sĩ hăng say đánh
giặc.
Các quân nhân thấy ông hy sinh, can đảm như vậy, lòng càng phấn
khởi, quyết tiến không lùi.
Than ôi ! Trứng chọi với đá, chẳng bao lâu quân Bãi Sậy bị đánh tan
rã. Bãi Sậy chỉ còn là bãi đất hoang đầy dẫy xác chết, lênh láng máu đào.
Ông Tán Thuật ở mạn ngược cũng không chống cự nổi, phải lánh sang
Tàu.
Một đồng chí của Ông là Đốc Tích ra đầu hàng Pháp để vinh thân phì
gia.
Còn ông Tán Cao ở đâu ? Ông đã tử trận chăng ? Hay ông trốn thoát
lên mạn ngược ? Không biết tông tích ông đâu nữa.
Quân Pháp cho người nhận dạng các tử thi ở Bãi Sậy, không có tử sĩ
nào giống Nguyễn Cao. Tra hỏi các tù binh, cũng không biết ông đâu mất.
Hồi đó có tên lãnh Nhung là một cánh tay đắc lực của Pháp và đã có
công đánh Bãi Sậy. Anh ta tên Nhung, chẳng biết họ gì, chỉ biết có công
nên được Pháp đặc cách cho lên chức lãnh binh.
Dân chúng gọi là ông Lãnh hoặc kêu trỗng là « Lãnh Nhung ».