Thấy bốn « đồng chí » xộ khám ông biết chắc là viên đội kia đã đưa
bốn bức thơ của ông cho sở Mật Thám.
Đến lúc bị giam ở Yên Bái, gặp được viên gác khám người Algérie tỏ
ý muốn giúp ông thì ông hết sức phân vân.
Không biết anh chàng này có giống anh đội Lê Dương ở Hà Nội không
? Chẳng khác nào con chim một lần bị bắn, cứ thấy cành cây cong là sợ,
nên Nguyễn Thái Học hết sức thận trọng, đề phòng.
Sáng hôm Hội đồng Đề hình xử vụ đảng viên cách mạng V.N.Q.D.Đ.
tức ngày 27-3-1930 – và chiều hôm sau nữa, chàng thanh niên da đen gác
khám lại đến hỏi quyết định của Nguyễn thái Học nữa nhưng ông Học vẫn
còn hẹn sẽ trả lời sau.
Viên gác khám thở dài nói :
- Còn suy nghĩ đến bao giờ nữa. Hiện giờ đề lao Yên Bái không được
canh gác cẩn mật chỉ nay mai xử xong các ông, họ sẽ đưa các ông về Hà
Nội là lỡ cơ hội.
Thật thế, nhóm 13 tủ tội sau khi bị tuyên án đã bị đưa về Hà Nội, chờ
bộ Tư Pháp Ba Lê xét lại hồ sơ rồi sẽ thi hành án lệnh.
Nguyễn Thái Học cũng hiểu rõ thủ tục và biết rằng thì giờ không còn
chờ đợi ai. Nhưng ông phân vân không quyết định. Biết đâu đây chẳng phải
là một mưu kế của thực dân bày ra, để có cơ hội thanh toán cả 13 tử tội và
thực dân e ngại chánh phủ Ba Lê bị áp lực của dư luận báo chí sẽ cho giảm
án. Nguyễn thái Học không thể nào thoát án tử hình, điều ấy dĩ nhiên rồi.
Dầu ông chết dưới máy chém của Cai Công hay dưới những viên đạn súng
của lính Thực dân đuổi theo khi ông vượt ngục, thì cũng chỉ là một cái chết.
Nhưng còn 12 đồng chí của ông cùng án tử hình nhưng có người tội nhẹ
hơn, có thể giảm án xuống chung thân khổ sai. Nếu mà họ đều chết dưới
viên đạn súng của Thực dân thì ông Học sẽ mang trách nhiệm với lương
tâm.